Cho đến nay đã có 26 trong số 60 trường đại học ở Nhật Bản có đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã thông báo kế hoạch đóng cửa các khoa này hoặc chuyển đổi sang mục đích “đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn” kể từ năm 2016.
– xem thêm:
+ thực tập sinh nhật bản
Đây chính là yêu cầu của Bộ trưởng Giáo dục Hakubun Shimorura được gửi đi ngày 8/6 đến 86 trường đại học cấp quốc gia và cơ sở giáo dục cấp cao trong cả nước, kêu gọi các trường chủ động đóng cửa hoặc chuyển đổi những phòng ban có liên quan.
Bộ trưởng cho rằng đây là động thái cần thiết khi mà Nhật Bản đang trong thời kỳ giảm dân số độ tuổi đại học, thiếu hụt nguồn nhân lực đồng thời sẽ đảm bảo việc đào tạo đại học một cách hiệu quả hơn.
Kế hoạch điều chỉnh ngành đào tạo này là một phần trong chương trình cải cách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe, theo đó giáo dục cấp cao cần tập trung cho thúc đẩy việc giáo dục nghề thực tế thay vì đào sâu nghiên cứu học thuật mang nặng tính lý thuyết.
Thay vì nghiên cứu học thuật sâu như cách hiện nay ở giáo dục cấp cao, chúng tôi sẽ hướng đến nền giáo dục nghề nghiệp thực tế hơn để thích ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, quyết định của chính phủ đã vấp phải những phản ứng gay gắt. Báo The Japan Times cho rằng: “Nền tảng của một xã hội dân chủ và tự do là ý thức phản biện được nuôi dưỡng bằng kiến thức về khoa học nhân văn”.
Hội đồng khoa học Nhật Bản cũng khẳng định rõ vị thế của khoa học xã hội và nhân văn: “Các ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc so sánh, đối chiếu và phản ánh cách thức mà con người và xã hội hoạt động cũng như phối hợp với các ngành khoa học tự nhiên nhằm giải quyết những vấn đề đương đại trong nước và quốc tế”.
Việc Nhật Bản thay đổi chính sách đào tạo, làm chúng ta nhớ đến trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã ra sức khuyến khích người dân rằng không cần học đại học vẫn có công việc tốt.
Theo Thủ tướng, đất nước đang cần ít cử nhân đại học và nhiều công nhân hơn nhằm lấp đầy các xưởng đóng tàu, nhà máy và quầy tiếp tân của các khách sạn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.