Các bạn đến đất nước Nhật cần chú ý cách thức ứng xử tại đây. Dù là lao động xuất khẩu Nhật, du học sinh, thực tập sinh… Chắc chắn các bạn nếu giữ thói quen ở Việt Nam khi sang đây sẽ thấy lạc lõng.
1, Nói Tadaima khi trở về nhà. Người trong nhà sẽ đáp lại là Okaerinasai. Ở công ty cũng tương tự.
2, (Đa số) nam học sinh từ cấp 3 tỉa lông mày mỏng, tóc dài để bù xù (uốn tóc or bôi wax), quần áo đồng phục may dài dài rộng. Bạn nào trong clb bóng chày của trường thì đều cắt cua, luôn mặc cả đồng phục bóng chày về nhà sau khi tập luyện, túi xách to và nặng trịch.
3, Con gái trong túi lúc nào cũng có 1 khăn mùi xoa và giấy ăn. Khăn mùi xoa để lau tay sau khi đi vs (ít người dùng máy sấy ấm), thấm mồ hôi, bịt mũi miệng khi trên tàu gặp ông nào hôi hôi Giấy ăn thường là giấy được phát ngoài đường của quán karaoke, ngân hàng, tuyển việc làm (hầu như ko phải việc dành cho sv)… ng ta phát nhiều lắm nên cứ chìa tay ra lấy thôi.
4, Phải chia rác ra làm mấy loại như rác thường (dễ cháy), đồ nhựa, lon chai, đổ theo ngày quy định của thành phố. Rác lớn như giường tủ thì phải gọi điện tới chỗ thu gom rác chỉ định để mua phiếu đổ rác (mua sticker ở combini Lowson rồi dán vào đồ rồi để nơi quy định vào sáng sớm hôm đó). Đồ điện tử thì gọi cửa hàng bán đồ cũ tới mua lại. Đồ nào cũ quá ko bán được thì đành cho người ta (lưu ý có cái cũ quá, người ta ko lấy nên nói khéo).
Hình minh họa xe rác màu hồng có hoa sakura là xe ở Osaka city. Đặc biệt là có bật nhạc êm dịu khi diễu qua phố.
5, Từ mẫu giáo, các bé được dạy về thói quen của các event trong năm, được vẽ, cắt dán hình trang trí cho những ngày đó như Ngày bé gái Hina Matsuri雛祭り tháng 3, ngày bé trai Kodomo no Hi 子供の日tháng 5, Ngưu Lang Chức Nữ Tanabata七夕 tháng 7, Trung thu Chushu no Meigetsu中秋の名月tháng 8, Giáng Sinh Kurisumasuクリスマス, ngày Tết Oshogatsuお正月v.v… còn Ngày Valentine バレンタインデーthì được dạy làm socola đem tặng bạn trai hoặc bố mẹ.
6, (Đa số) Tới cty đối tác, được mời vào phòng thì vào và
đứng đấy, được mời ngồi mới dám ngồi. Thường đãi khách bằng nước trà, 10-15 phút sau mời khách uống café.
7, Osaka dùng nhiều ô tô chạy bằng điện, rất eco và thân thiện với môi trường.
8, Nhân viên bưu điện chuyển thư từ, cty giao báo, obentoya hay một số cửa hàng giao đồ ăn tới tận nơi đều di chuyển bằng xe máy cup 50.
(Hình minh họa xe màu đỏ của bưu điện và xe giao báo).
9, 5h chiều hết giờ làm nhưng bình thường mọi người hay ở lại làm khoảng 30-60 phút sau mới dám ra về. Cty nhiều việc thường phải làm thêm giờ cho đúng tiến độ công việc, cho nên bất kể giờ giấc thế nào cho dù làm tới 9-10h đêm hay 12h đêm hoặc thâu đêm tới sáng vẫn phải làm cho hết việc. Còn cty ko bận lắm cũng ko ai dám về 5h, ko được về trước sếp, sẽ bị nói là ko làm việc còn về muộn quá thì bảo việc gì nhiều thế mà phải làm thêm giờ…
10, Bàn làm việc của các cô gái hay treo đồ cá nhân như character bằng bông or dán ảnh thần tượng (zai đẹp chẳng hạn) ở đâu đó dễ nhìn nhất. Cô nào nhóm máu A thì mặt bàn luôn sạch sẽ, giấy tờ sổ sách luôn gọn gàng. Còn ko phải nhóm máu A thì người nào gọn gàng thì ko nói còn người bừa bộn thì bày tràn lan đồ dùng cv lẫn đồ cá nhân.
Nam và nữ đều mang tới cty cốc uống nước của riêng mình để uống trà or cà phê lúc nghỉ giải lao 12h hoặc 3h chiều.
11, Các bà, các cô hay nói xấu người ko có mặt hoặc mang người đó ra kể chuyện cười. Ông nào đầu hói, béo mập, gầy còm, keo kiệt… hay bị gọi nick-name theo ngoại hình hoặc tên chữ cái đầu tiên (tất nhiên là bí mật ko để ng đó biết). Hay buôn chuyện gia đình người khác hoặc suy diễn sự việc. Đa số hay tìm điểm ko tốt của người khác để đánh giá người đó.
12, Đi tàu, có toa dành riêng cho phụ nữ Woman Only để tránh bị sàm sỡ giờ cao điểm. Tuy nhiên tùy tuyến tàu, có thể có toa chỉ dành riêng cho Woman từ chuyến đầu tiên tới chuyến cuối cùng, cũng có tuyến chỉ có vài tiếng.
Ông nào ko để ý đi nhầm vào toa đó sẽ bị các ánh mắt soi chiếu, thế là biết đi nhầm toa và vội vàng đi sang toa bên cạnh.
13, Nhân viên bán giày dép luôn quỳ 1 gối trước mặt khách khi khách đi thử. Nhân viên bán quần áo thường đứng trước cửa phòng thay đồ để chờ khách mặc xong để hỏi khách mặc có vừa ko, hay nếu khách muốn size or màu khác.
Các nhân viên bán hàng trong shop hầu như phải tập luyện giọng thật ngọt và dẻo (kể cả con trai) để phục vụ khách. Khi khách bước vào shop là chào to “Irasshaimase”, khi khách về (dù có mua hay ko) cũng cảm ơn “Arigato gozaimashita”, khi khách mua hàng thì mang túi đồ ra tận cửa shop cúi và trao 2 tay cho khách, ko quên nói cảm ơn và hẹn tới lần khác “Arigato gozaimashita + Mata Omachi-shite-orimasu”.
14, Mua quà tặng người Nhật mới biết tới VN thì theo kinh nghiệm của mình, tặng đồ thủ công mỹ nghệ, đồ truyền thống như khăn lụa màu nhã nhặn đừng lòe loẹt, ví thêu, ví hạt cườm, đàn tơ-rung mini hoặc các loại đàn mini khác, khăn trải bàn hoa văn VN, vòng đeo tay, tượng áo dài bằng gỗ, cà phê pha fin hoặc cà phê pha sẵn, rượu nếp cẩm (chắc họ sẽ bày thôi chứ ng Nhật ko chịu nổi rượu VN đâu ^^) … ko nên tặng mấy món bánh kẹo như mứt sen, bánh đậu xanh (vì quá ngọt mà ko hợp)
15, Có người chăm chỉ làm việc thật sự còn có đứa chỉ giả vờ làm trước mặt sếp thôi. Sếp ko ở đấy thì vơ vẩn, trốn đi vs hoặc nghỉ ngơi, sếp tới là tỏ ra ngoan ngoãn, chăm chỉ.
16, Thanh niên bây giờ chỉ nói “Thích” thôi chứ ko nói “Yêu” đâu nhé ^^ nếu bị nói là I love You “Aishiteru愛してる” thì ng ta sẽ bảo là nổi da gà đấy ^^
17, Khi muốn nói Làm bạn gái của anh nhé (kiểu như là chúng ta yêu nhau nhé ^^) thì nói là Tsukiattekudasai~付き合ってください~ Cô gái sẽ nói Hai(Vâng) hoặc Gomennasai (xin lỗi=No)