“Tại sao đi xkld Nhật phải đặt cọc sổ đỏ?”
“Kỹ quỹ trước khi đi xkld Nhật là gì?”
“Hết hạn hợp đồng có lấy lại tiền đặt cọc không?”
“Tiền ký quỹ có lãi hay không?”
Là những thắc mắc của đa số người lao động về vấn đề ký quỹ, hay nói dễ hiểu hơn là đặt cọc tài chính cho công ty môi giới xkld Nhật trước khi xuất cảnh. Hãy cùng Công ty XKLĐ Nhật Bản tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Không chỉ riêng đi xkld Nhật mà đi xkld thị trường nào cũng phải ký quỹ trước khi xuất cảnh. Đó là quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006. Điều 23 của Luật này nêu rõ:
“Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động.
Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
2. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
3. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này”.
≥≥ Do đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định pháp luật, Công ty XKLĐ xin giải đáp một số thắc mắc sau đây:
1.Tại sao phải thực hiện ký quỹ?
– Theo quy định của pháp luật
– Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
2.Ký quỹ bằng tiền mặt thay sổ đỏ có được không?
– Kỹ quỹ nghĩa là người lao động phải nộp một khoản tài chính để Công ty môi giới xuất khẩu lao động giải quyết khi người lao động vi phạm hợp đồng, hay để chống trốn,…Khoản tài chính đó có thể là tiền mặt, sổ đỏ, hoặc bất cứ cái gì có giá trị trao đổi. Thông thường, người lao động ký quỹ bằng tiền, nhưng một số gia đình không đủ tiền mặt thì phải ký quỹ bằng sổ đỏ, hay còn gọi là làm thủ tục bảo lãnh sổ đỏ, và sẽ được luật sư làm thủ tục pháp lý. Riêng đi xkld Nhật, người lao động thường ký quỹ bằng sổ đỏ thay tiền mặt.
3.Trường hợp người lao động đang làm việc tại nước ngoài, nhưng người thân cần sổ đỏ để kinh doanh thì có lấy lại được không?
– Theo quy định pháp luật thì trong trường hợp này người nhà lao động không được lấy lại sổ đỏ, chỉ khi người lao động về nước đúng hạn.
4.Hết hạn hợp đồng có lấy lại được tiền đặt cọc hay không?
– Có.
5.Tiền ký quỹ có lãi hay không?
– Tiền ký quỹ sẽ được chuyển vào hệ thống ngân hàng lưu trữ, và vẫn tính lãi suất theo quy định của Ngân hàng nơi gửi tiền. Sau khi hoàn tất thủ tục Thanh lý hợp đồng, người lao động được hoàn trả toàn bộ tiền ký quỹ và lãi suất kèm theo.
6.Mức ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài là bao nhiêu?
– Mức ký quỹ mà người lao động phải đóng chính là mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động được thỏa thuận ký quỹ. Quy định này tại khoản 1, Điều 4, Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH Quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động, ban hành ngày 10/10/2013.
– Trường hợp người lao động không ký quỹ, hoặc không đủ tiền ký quỹ thì sẽ thực hiện thủ tục bảo lãnh theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP.
Vậy là khi đi xkld người lao động phải thực hiện ký quỹ, thế nên bạn cũng đừng lo lắng khi nghe các anh chị tư vấn bảo sẽ phải đặt cọc, bảo lãnh sổ đỏ,…trước khi xuất cảnh nhé. Trên đây là một số giải đáp thắc mắc cho người lao động, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng để lại bình luận, hoặc gọi điện tới chúng tôi để được tư vẫn rõ nhất.
HỖ TRỢ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7 Ms Loan: 0989.746.988 – Ms Hường: 01688.167.851 Tòa nhà Suced, Số 108, Đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Hà Nội; Số 2 Phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội |