Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã kết thúc 70 năm, nhưng cũng như chiến tranh Việt nam, vẫn còn nhiều việc để những người còn sống cần quan tâm và giải quyết hậu quả chiến tranh, một trong số đó là vấn đề MIA – Missing in action – tìm kiếm thi hài và những gì còn lại của các binh sĩ tử trận thất lạc. Một cuộc tìm kiếm hài cốt các binh sĩ Nhật chết trong thế chiến II, quy mô lớn được mở ra từ đầu tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, cho tới nay mới có 6 bộ hài cốt được tìm thấy.
Đảo Peleliu, Palau
Chiến tranh Thái Bình Dương Nhật – Mỹ là trận chiến khốc liệt tàn bạo nhất trong lịch sử đến nay, nếu kể về thời gian cũng như mức độ thương vong của cả hai phía.
Trận chiến khốc liệt nhiều tuần trênhòn đảo san hô có tên Peleliu, thuộc Palau, Thái Bình Dương giữa quân đội thiên hoàng Nhật bản với quân đội Mỹ trong thế chiến thứ II khiến hơn 10.000 binh lính Nhật Bản tử trận. Nhưng ước tính có tới 26.000 binh lính Nhật Bản được cho là bị chôn vùi trong hệ thống khoảng 200 hang động ngầm trên đảo , bị mắc kẹt lại dưới lòng đất trong những vụ đánh bom của không quân Mỹ.
Thủ tướng Palau Tommy Remengesau trước cửa một hang kín trong chiến dịch tìm kiếm hài cốt các binh sĩ Nhật
Chiến dịch tìm kiếm hài cốt của hàng ngàn binh sĩ bắt đầu tiến hành từ hồi đầu tháng 3, với sự hướng dẫn của các chuyên gia vũ khí, các nhà khảo cổ địa phương và chuyên gia, cựu chiến binh Nhật Bản. Các quan chức tại quốc gia Palau đã đồng ý mở cửa khoảng 200 hang động trên đảo Peleliu để tìm kiếm thử và xác định vị trí còn lại có khả năng còn hài cốt lính Nhật.
Tuy nhiên cho tới nay, mới chỉ có 6 bộ hài cốt được khai quật và những quả bom chưa nổ vẫn nằm rải rác ở đây.
Các chuyên gia tìm kiếm hy vọng, đây mới chỉ là sự bắt đầu và sẽ sớm xác định vị trí một ngôi mộ tập thể chôn binh sĩ Nhật tử trận đã mất dấu vết từ lâu ở phía Tây của hòn đảo. Một tài liệu được tìm thấy trong một bảo tàng hải quân Mỹ hai năm trước đây bao gồm một bản đồ chỉ đến một “nghĩa trang Nhật Bản” ở trung tâm của hòn đảo là minh chứng rõ nét nhất về vị trí này.
Trong năm 1944, lực lượng Nhật Bản sử dụng các hang động như một cơ sở chiến hào quân sự để bảo vệ hòn đảo và kết nối với các khu nhà sinh hoạt dưới lòng đất bằng một mạng lưới các đường hầm và lối đi, tương tự như địa đạo Củ Chi tại Việt Nam.
Xuatkhaulaodongnhat.vn biên tập một số hình ảnh và tàn tích về trận chiến đảo Palau :
Vị trí quần đảo Palau : phía Bắc Newguinea, phía Đông Philippine, phía nam Nhật

Soldiers stand by a crashed Japanese bomber on Peleliu, Republic of Palau, Sep. 22, 1944. (AP Photo/Joe Rosenthal)
Máy bay Mỹ bị bắn rơi trên đảo
Tàn tích còn lại trên bờ biển sau khi quân Mỹ đổ bộ đánh chiếm đảo
Boongke bê tông Nhật bản xây dựng trên đảo
Các loại súng binh sỹ Nhật bản sử dụng
Xác máy bay bị bắn rơi vẫn nằm lại trong con kênh
Sơn Pháo lính Nhật sử dụng phòng thủ đảo, nằm trong hang khoét vào núi
Xem thêm :
Trận chiến đánh dấu chấm hết Đế Quốc Nhật Bản
Yamato : Thiết giáp hạm Nhật bản lọt top những con tàu lớn nhất từng được chế tạo