Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 11 tháng đầu năm 2013 có 78.644 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 7,98% so với số lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng kỳ năm 2012, đạt 92,50% so với kế hoạch năm đặt ra. Riêng trong tháng 11, các doanh nghiệp đã cung ứng được 8.411lao động, giảm 12,21% so với tháng 10 liền kề.
Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:
1. Khu vực Đông Bắc Á:
Số lao động xuất khẩu đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 56.745 người, chiếm tỷ trọng 72,14 tổng số đưa đi, tăng 21,74% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Lao động đi làm việc tại Đài Loan là: 41.713 người, chiếm 73,51% số lao động xuất khẩu đưa đi trong khu vực này và chiếm 53,03% so với tổng số lao động đưa đi trong 11 tháng đầu năm 2013. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.790 người. Riêng tháng 11 Đài Loan tiếp nhận 4.319 người giảm 1,42% so với tháng 10 liền kề.
Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 8.119 người, tăng 2,86% so với 11 tháng năm trước. Bình quân mỗi tháng cung ứng được 738 người. Trong tháng 11 con số này là 989 người.
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 4.916 người bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 447 người. Quy mô tiếp nhận lao động xuất khẩu VN giảm 46,07% so với cùng kỳ năm trước. Số lao động mới đưa đi chủ yếu là số lao động hết hạn hợp đồng trở về và chủ sử dụng lao động cũ có nhu cầu tiếp nhận họ.
Lao động đi làm việc tại Macao: 1.997 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 181 người, giảm gần 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 11, Macao tiếp nhận 271 người .
2. Thị trường khu vực Đông nam Á:
Có 15.983 lao động xuất khẩu Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 20,32% tổng số lao động đưa đi, giảm 14,27% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 4.757 người; Cămpuchia: 4.141 người; và Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 6.934 người, chiếm 43,38% số lao động xuất khẩu đưa đi trong khu vực này và giảm 12,95% so với cùng kỳ năm trước.
3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi:
Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 3.350 lao động, chiếm 4,26% tổng số lao động đưa đi, giảm 27,59% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 tháng các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động xuất khẩu cho hai thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 1.455 người và Ả Rập Xê-Út: 1.513 người, chiếm 88,60% quy mô lao động đưa đi tại thị trường này.
Số lao động xuất khẩu đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 1.355 người, chiếm 1,72% tổng số lao động đưa đi, tăng 1,94 lần so với 11 tháng năm 2012. Trong đó, thị trường Lybia tiếp nhận trở lại lao động VN được 1.151người và trong tháng 11 là 03 người. Hiện thị trường này cũng đang gặp khó khăn bởi nền kinh tế Lybia chậm phục hồi.
4. Thị trường các khu vực khác:
Lao động xuất khẩu đi làm việc tại các thị trường khác là 1.231 người, chiếm 1,56% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Cộng hòa Síp tiếp nhận 143 người, chỉ chiếm 9,86% quy mô lao động cung ứng vào thị trường này cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê cũng cho biết lao động xuất khẩu nữ đưa đi là 28.560 người, chiếm 36,31% tổng số lao động đưa đi.
Nếu trong 11 tháng đầu năm 2013 có 23 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì trong tháng 1 chỉ có 13 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam.
5. Thị trường Đài Loan đối với Lao động Việt Nam
Thị phần |
Năm 2009 |
9/ 2013 |
||||
Tổng số LĐNN |
Tổng LĐVN |
Thị phần % |
Tổng số LĐNN |
LĐVN |
Thị phần % |
|
SX-XD |
169.621 |
47.754 |
28,15 |
256.512 |
98.788 |
38,51 |
CSNB |
8.829 |
6.808 |
77,11 |
11.682 |
8.349 |
71,47 |
LĐGĐ |
166.114 |
23.110 |
13,91 |
197.305 |
12.472 |
6,32
|
Lao động xuất khẩu Việt Nam tiếp thu và học việc khá nhanh; chăm chỉ (thích tăng ca nhiều), khéo tay, học ngoại ngữ nhanh. Phía đối tác Đài Loan nhìn nhận lao động Việt Nam với nhiều đánh giá tích cực , đặc biệt trong các năm gần đây chất lượng nguồn lao động từng bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ sử dụng .Tuy nhiên hạn chế cơ bản là một số lao động hay có thắc mắc, không tuân thủ kỷ luật, nội quy, bướng bỉnh, hay khiếu nại, dẫn đến chi phí quản lý lao động Việt Nam thường cao hơn so với các nước khác, chưa tuân thủ nghiêm túc nội quy quy định về sinh hoạt và an toàn lao động; khi có thu nhập thì một số lao động có khuynh hướng chi tiêu hưởng thụ, lao động nam ngày nghỉ hay tụ tập uống rượu và dễ xảy ra xích mích to tiếng với nhau, gây ồn ào trong ký túc xá. Lao động xuất khẩu Việt Nam được chủ sử dụng ưa dùng vì những ưu điểm rất cơ bản nêu trên, về sự tương đồng văn hóa và sự chăm chỉ, thông minh. Song tỷ lệ trốn chưa giảm đáng kể là những cản trở lớn cho sự gia tăng bền vững của lao động Việt Nam vào thị trường này .
Thị trường lao động Đài Loan có hệ thống pháp luật về lao động nước ngoài luôn có sự điều chỉnh đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động và có nhiều kênh bảo vệ người lao động nước ngoài nói chung và bảo vệ lao động Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, đây là một trong những thị trường trọng điểm nên mấy năm qua được quan tâm nhiều hơn trong việc chỉnh đốn thị trường và điều chỉnh các chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động xuất khẩu .
.