Ba năm đã trôi qua kể từ trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã giết chết 15.884 người và 2.636 người mất tích, hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể. Hơn 200.000 người sống sót tại Nhật vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm thời với vô vàn thiếu thốn và bất tiện. Đây là một đau xót cho người dân Nhật Bản và công cuộc xây dựng lại cuộc sống cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Thủ tướng Abe phát biểu tại một cuộc họp báo khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức nhằm sớm đem lại cuộc sống ổn định cho cộng đồng bị thiệt hại.
Bộ Tái thiết Nhật Bản cho rằng Chính phủ sẽ phải tiếp tục giải quyết rất nhiều vấn đề sau thảm họa và Bộ Tái thiết cho đến nay đã rất nỗ lực trong việc hợp tác với các Bộ, cơ quan liên quan nhằm tiến hành hiệu quả công cuộc xây dựng tái thiết phục vụ cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, ngài Akihiro Ota cũng bày tỏ quyết tâm của mình trong việc thúc đẩy hoạt động tái thiết tại các khu vực bị thiệt hại nặng nề từ thiên tai và hứa sẽ làm hết sức mình để cống hiến cho cộng đồng bị thiệt thòi.
Chính phủ Nhật Bản tập trung vào năm tài chính 2011 – 2015 để thực hiện công cuộc phục hồi của khu vực, phân bổ ngân sách đều cho các Bộ, ngành để triển khai kế hoạch. Bộ Tái thiết đóng vai trò là trung tâm điều hành các dự án phục hồi, xác định các vấn đề ưu tiên của người dân địa phương và trở thành cầu nối với tất cả các bộ và các cơ quan liên quan. Bộ Tái thiết quyết định tăng tốc kế hoạch gấp 4 lần kể từ năm ngoái, trong đó giải quyết chiến lược xây dựng nhà ở một cách triệt để. Nằm hoàn thành việc thu hồi đất, một trong những ưu tiên hàng đầu của họ là lập kế hoạch áp dụng các biện pháp rút ngắn quá trình này. Nhờ áp dụng hiệu quả các phương pháp tiến bộ về di cư, tỷ lệ thu hồi đất trong ba quận Iwate, Miyagi và Fukushima trong tháng 12/2013 đã tăng lên 68,5%.
Trong khi đó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cũng dự kiến đưa mọi nỗ lực trong xây dựng nhằm thúc đẩy quá trình tái thiết nhanh chóng, hiệu quả cho khu vực bị động đất và thảm họa sóng thần. Các kế hoạch hành động được lập ra để đối phó với các vấn đề trong lĩnh vực xây dựng như đấu thầu không hiệu quả, thiếu hụt lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng…. đã và đang được giải quyết kịp thời. Ngoài ra, các chiến lược và kế hoạch khác cũng được áp dụng cho các công trình phòng chống thiên tai động đất và cơ sở hạ tầng xuống cấp. (11/3/2014).
Vào ngày 11/3/2014, Nhật Bản đã kỷ niệm 3 năm thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng cướp đi mạng sống của hơn 15.000 người dân Nhật Bản.
Trong 3 năm qua, Chính phủ và người dân khu vực Đông Bắc Nhật Bản đã nỗ lực dọn sạch đống đổ nát, xây dựng lại nhà cửa và các công trình xây dựng thiết yếu.
Những con đường ven biển vùng Đông Bắc Nhật Bản 3 năm sau thảm họa ngày 11/3 đã trở nên sạch sẽ và phong quang. Không còn bóng dáng của những đống rác khổng lồ chất cao như núi, hình ảnh vốn rất phổ biến sau sóng thần. Nhật Bản đã dọn thành công 94% số rác thải phát sinh sau thảm họa.
Nhật bản hiện nay đang cần rất nhiều lao động từ nước ngoài để phục vụ công tác xây dựng tái thiết khu vực bị thảm họa Đông bắc Nhật bản, cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic 2020. Thực trạng nguồn dân số Nhật bản hiện nay có tới 25% dân số già ngoài độ tuổi lao động – hưởng lương hưu, đây cũng là một nguy cơ lớn cho nền kinh tế Nhật bản. Chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Abe đang đối diện với những bất lợi về suy giảm dân số và già hóa dân số. Đa phần người Nhật bản bây giờ không thích làm các công việc tay chân, không vệ sinh, vất vả nhưng thực tế có tới 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Nhật bản lại rất cần các lao động thủ công. Để tăng cường sức lao động sản xuất cho nền kinh tế, Nhật bản có chính sách thu hút lao động trẻ đến từ các nước kém phát triển, các nước Đông nam á sang làm việc theo hình thức Thực tập sinh kỹ năng.
Gần đây chính phủ Nhật bản cũng đã có chính sách nới lỏng cho lao động nước ngoài bằng cách gia hạn thêm thời gian làm việc ( lên tới 5, 6 năm ), tiếp nhận lại lao động đã hoàn thành chương trình Thực tập sinh 3 năm tại Nhật bản và đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận lao động từ Việt nam, Philippin, Campuchia, Lào, Nepan…
Cổng thông tin Xuất khẩu lao động Nhật bản – Thực tập sinh kỹ năng Nhật bản – Tuyển dụng lao động –Tu nghiệp sinh Nhật bản – Học tiếng Nhật và Tìm hiểu Văn hóa Truyền thống Nhật Bản – Thông tin Chính xác, trung thực
Các bạn Thực tập sinh Nhật bản quan tâm đến chương trình Xuất khẩu lao động của Công ty TMS Nhân lực xin liên hệ:
0904 888 512 – 098345 8808
Hoặc đăng ký trực tuyến Tại đây