Báo Bắc Giang : Ngày 31-12-2013, Hàn Quốc ký bản ghi nhớ đặc biệt nối lại việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc theo hợp đồng. Điều này mở ra cơ hội “vàng” cho nhiều lao động trong tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, bản ghi nhớ chỉ có hiệu lực trong năm 2014 và Hàn Quốc có tiếp nhận lao động sang làm việc hay không phụ thuộc vào việc công dân Việt Nam về nước đúng hạn.
Hướng dẫn lao động huyện Sơn Động làm thủ tục đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang.
Gia đình thờ ơ, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt
Bắc Giang là một trong 9 tỉnh trên cả nước có tỷ lệ lao động cư trú trái phép cao ở Hàn Quốc. Để tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác lao động, UBND tỉnh, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương, tổ chức hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động lao động hết hợp đồng về nước.
Tuy nhiên, tại xã Tam Dị (Lục Nam) nhiều gia đình có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc vẫn chưa nắm rõ chủ trương, chính sách cũng như các quy định xử phạt. Đến thôn Đại Lãm gặp gia đình ông Nguyễn Văn T, có 2 con đều làm việc tại Hàn Quốc. Do khi làm thủ tục qua nhiều khâu trung gian, chi phí lớn nên ngay sau khi xuất cảnh, hai con ông đã bỏ ra ngoài lao động chui đến nay chưa về.
Ông T cho biết, hiện vẫn chưa thấy chính quyền, các ngành, đoàn thể đến gia đình tuyên truyền, vận động. Nói về quy định xử phạt từ 80-100 triệu đồng theo Nghị định 95/2013/NĐ của Chính phủ mới đây đối với lao động bỏ trốn, cư trú trái phép không về nước, ông T cho hay, các con ông đã trưởng thành nên chúng tự quyết định có về nước đúng hạn hay không, còn gia đình chỉ nhắc nhở chứ không ép buộc.
Hơn nữa, thu nhập quá hấp dẫn (dao động từ 30 – 50 triệu đồng/người/tháng), trong khi làm việc trong nước thu nhập thấp nên không ít lao động cư trú trái phép chấp nhận bị phạt để ở lại làm thêm một vài năm. Đây còn là suy nghĩ của nhiều hộ có con em đang làm việc tại Hàn Quốc.
Thực tế từ năm 2013, xã Tam Dị đã thành lập tổ vận động lao động tại Hàn Quốc về nước đúng hạn gồm: lãnh đạo phụ trách khối, cán bộ lao động, thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và các ngành, đoàn thể (hội phụ nữ, nông dân). Tuy nhiên, hoạt động của tổ thiếu thường xuyên, chưa sâu sát đến từng hộ.
Cán bộ Phòng LĐTB&XH huyện Yên Dũng tư vấn chính sách pháp luật cho lao động mới về nước.
Ông Đào Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Dị cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền vận động công dân hết hợp đồng tại Hàn Quốc về nước, song do có thu nhập cao nên số lao động về nước chưa nhiều”.
Ở thị trấn Neo (Yên Dũng), cán bộ phụ trách còn không biết địa phương đã thành lập tổ vận động hay chưa (?). Tại nhiều xã, phường, thị trấn khác trong tỉnh, việc vận động mới chỉ ở gia đình có người xuất khẩu lao động, còn thông tin chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có đến được người lao động hay không thì chính quyền, ngành chức năng không nắm được. Một số cán bộ cơ sở ngại tuyên truyền, nhắc nhở do họ cũng có thân nhân đang lao động ở nước ngoài.
Cần biện pháp nào?
Sau nhiều nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền các cấp, tỷ lệ lao động Bắc Giang bỏ trốn tại Hàn Quốc đã giảm từ 60% (quý IV-2012) còn 40% (quý III -2013). Điều này góp phần giúp Việt Nam nối lại chương trình hợp tác lao động với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sau khi bản ghi nhớ được ký, tỷ lệ lao động bỏ trốn, cư trú trái phép lại tăng lên báo động, hiện cả nước là 49%, chiếm gần 1/2 tổng số lao động cư trú trái phép của 15 quốc gia có chương trình hợp tác lao động với Hàn Quốc. Chưa kể những lao động đã bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp nhiều năm trước theo các chương trình du lịch, thăm thân, du học, kết hôn với người nước ngoài cơ quan chức năng chưa thể thống kê đầy đủ, năm nay, toàn tỉnh có gần 100 lao động hết thời hạn phải về nước. Trong đó, Lục Nam, Lạng Giang và Yên Dũng, mỗi huyện hơn 20 người.
Nếu chính quyền, ngành chức năng không có biện pháp hữu hiệu can thiệp quyết liệt để giảm tỷ lệ lao động cư trú trái phép, nguy cơ mất thị trường Hàn Quốc của Việt Nam là rất lớn”.
Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH)
Trước thực trạng một số địa phương chưa quyết liệt vào cuộc tuyên truyền, vận động lao động hết hợp đồng về nước, mới đây UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể tỉnh tích cực phối hợp với ngành LĐTB&XH các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về Luật cư trú; phổ biến các chính sách ưu đãi đối với công dân về nước, hậu quả của việc cư trú trái phép tại Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH nhấn mạnh: UBND các huyện, thành phố nhiều lao động đi làm việc tại Hàn Quốc cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay để quyết liệt chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, nắm bắt tình hình và vận động lao động hết hợp đồng về nước.
Anh Đào Văn Nghị, thôn Nhiêu Thị, xã Tiên Hưng (Lục Nam) từng làm việc ở Hàn Quốc đã về nước khuyến cáo: “Mặc dù thu nhập cao song những lao động ở lại cư trú trái phép không còn giấy tờ hợp pháp phải sống chui lủi trong các khu nhà tạm bợ, không có bảo hiểm, gặp nhiều trở ngại trong việc chăm sóc sức khoẻ, mở tài khoản, sử dụng điện thoại, thường xuyên bị cơ quan chức năng Hàn Quốc truy quét…”.
Gần đây chính phủ Nhật bản đã cho phép lao động – thực tập sinh kỹ năng hoàn thành chương trình 3 năm được quay lại Nhật bản làm việc, và gia hạn hợp đồng lao động lên thành 6 năm. Chính sách này thi hành sẽ thu hút rất lớn các lao động xuất khẩu có ý định đi các thị trường cao cấp sang làm việc tại Nhật bản. Nếu thị trường lao động Hàn quốc không có tiến triển, khả năng đóng cửa rất cao và các lao động lại đổ dồn sang xuất khẩu lao động tại Nhật bản
( Nguồn Báo Bắc Giang )
Cổng thông tin Xuất khẩu lao động Nhật bản – Thực tập sinh kỹ năng Nhật bản – Tuyển dụng lao động –Tu nghiệp sinh Nhật bản – Học tiếng Nhật và Tìm hiểu Văn hóa Truyền thống Nhật Bản – Thông tin Chính xác, trung thực
Các bạn Thực tập sinh Nhật bản quan tâm đến chương trình Xuất khẩu lao động của Công ty TMS Nhân lực xin liên hệ:
0904 888 512 – 098345 8808
Hoặc đăng ký trực tuyến Tại đây