Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế (VJEPA) do hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký kết tính đến nay đã được 3 năm. Chương trình đã triển khai được 4 khóa với tổng số lao động phái cử sang làm việc tại Nhật là 720 người.
Mức lương của điều dưỡng hiện nay khá cao, khoảng trên 200000 Yên/ tháng. Với thu nhập như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí và bảo hiểm sẽ còn lại trên 100000 Yên, đồng nghĩa với mức tích lũy gửi về nhà khoảng 25 triệu đồng / tháng. Với điều dưỡng hộ lý có số giờ làm thêm nhiều và trình độ chuyên môn cao mức lương còn cao hơn nữa.
Theo ông Momoi Ryusuke, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thì nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng và hộ lý VN của các tổ chức chăm sóc sức khỏe tại Nhật hiện đang rất lớn. Điều dưỡng viên và hộ lý VN được phía Nhật Bản đánh giá cao ở tính chuyên cần, tinh thần ham học hỏi và sự nhiệt tình làm việc, hòa nhập nhanh.
Theo quy định của chương trình hợp tác phái cử lao động này, các ứng viên đi theo chương trình này sẽ được hỗ trợ về đào tạo, ăn ở, vé máy bay, visa…tuy nhiên hiện nay hỗ trợ tài chính từ hai nhà nước còn hạn chế nên số lượng phái cử lao động trong lĩnh vực còn chưa cao, dù nhu cầu từ phái các cơ sở tiếp nhận phía Nhật rất lớn
Bộ LĐ-TB&XH đã trao đổi với phía Nhật Bản nâng cao số lượng lao động bằng cách tiếp nhận cả điều dưỡng, hộ lý đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, tiếng Nhật có cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản, ngoài số lượng đã được hai nhà nước hỗ trợ theo quy định .
Ngoài yêu cầu về sức khỏe và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn thì yêu cầu về trình độ giao tiếp tiếng Nhật hiện nay đang là một khó khăn với lao động đến từ Việt Nam.
Các ứng viên muốn được thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia theo con đường du học thì hoặc học tại các trường điều dưỡng ở Nhật Bản, nếu học ở các trường ngoài còn bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Nhật N1. Mức trình độ tiếng như vậy là rất khó với lao động bình thường. Thường chỉ các du học sinh học lâu năm tại Nhật hoặc sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Nhật mới đạt được trình độ này. Và việc học, thi lấy chứng chỉ không hề đơn giản khi khá tốn thời gian tới vài năm liên tục.
Với những điều dưỡng viên đi theo chương trình của chính phỉ, đòi hỏi tiếng Nhật cũng phải đạt được mức N3 (mức ở giữa trong 5 mức từ 1 đến 5). Thời gian đạt được đối với người chăm chỉ học, trong khóa đào tạo liền ngày cũng mất gần 1 năm. Những người học chậm phải mất đến 1,3 -1,5 năm.