Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung ( bên phải ) và Ngài Mutsuya Mori, Trưởng đại diện JICA tại Việt nam
Ngày 24 tháng 12, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết thỏa thuận cho vay ODA Nhật Bản với tổng giá trị lên đến 46.653.000.000 Yên (trong tổng số hai hiệp định cho vay) với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam đã thực hiện tăng trưởng kinh tế dần dần từ những năm 1990, đạt được mục tiêu trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 và cũng giảm nghèo ( tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 37,4 % năm 1998 lên 14,2% trong năm 2010 (Nguồn : . Tổng cục Thống kê “Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam ” ). Với lộ trình giảm thuế trong các nước thành viên ASEAN vào năm 2015 , nền kinh tế Việt nam cần cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng , ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách cải cách hệ thống tài chính , cơ cấu kinh tế và hệ thống hành chính và do đó tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế. Mặt khác , cũng cần thiết phải khắc phục lỗ hổng trong nền kinh tế bằng các biện pháp như nâng cao mức thu nhập của các khu vực nông thôn, hiện còn nghèo hơn các khu vực đô thị và chiếm khoảng 70 % tổng dân số , cải thiện vệ sinh công cộng có xu hướng xấu đi do đô thị hóa và áp dụng các biện pháp giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Việt nam được công nhận là một trong những nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu nhất trên thế giới .
Trong bối cảnh đó, các khoản vay ODA của Nhật Bản nhằm mục đích tạo thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là không thể thiếu để tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư.
Các khoản vay ODA được sử dụng chính như sau:
(1) Thành phố Hà Nội Dự án xây dựng đường vành đai số 3 (Mai Dịch – khu vực phía Nam Thăng Long), xây dựng một đường cao tốc đô thị , đường vành đai số 3 đã được hỗ trợ liên tục bởi nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho vay. Tại thành phố Hà Nội, sự gia tăng của khối lượng giao thông đang gây ra tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng và thường xuyên, và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của hoạt động kinh tế và xã hội. Dự án dự kiến sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông trong thành phố và tạo điều kiện liên thông với các cụm, khu công nghiệp lân cận như thành phố Hải Phòng.
(2) Dự án xây dựng Nhà ga số 2 Sân bay Quốc tế Nội Bài. Xây dựng nhà ga hành khách quốc tế thứ hai cho Sân bay Quốc tế Nội Bài, là cửa ngõ của thủ đô của Việt Nam. Sân bay cũ đã quá tải với lượng hành khách vượt quá dự kiến, dự án được thiết kế để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng không phát triển nhanh chóng và nâng cao sự tiện lợi và an toàn. Với việc áp dụng các hệ thống cung cấp nhiên liệu hàng không từ đường ống chôn thay vì xe bồn, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam, JICA sẽ cung cấp hợp tác kỹ thuật để nâng cao năng lực bảo trì và tạo thuận lợi cho hoạt động theo hệ thống hỗ trợ thông qua hình thức công -tư hợp tác.
JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ nhanh cho các vấn đề phát triển của Việt Nam, trong khi theo đuổi thực hiện tích hợp của một loạt các đề án ODA như vốn vay ODA Nhật Bản, hợp tác kỹ thuật và viện trợ.
( Nguồn JICA )