Ấn Độ hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của Nhật Bản đối với một thỏa thuận năng lượng hạt nhân trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Nhật bản, và thu hút đầu tư vào thị trường Ấn độ khoản tiền khổng lồ 85 tỷ đô la Mỹ, song song với việc giải quyết mối quan ngại của Nhật Bản về đầu tư kinh doanh với một quốc gia vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Nhật bản hội đàm cùng Thủ tướng Ấn độ
Thủ tướng Ấn độ Modi sẽ đến thăm chính thức Nhật Bản vào ngày 30 tháng 8 tới.
Ấn Độ đã thúc đẩy một thỏa thuận với Nhật Bản tiếp theo các thỏa thuận năm 2008 với Mỹ, theo đó Ấn Độ đã được phép nhập khẩu từ Mỹ nhiên liệu hạt nhân và công nghệ mà không phải từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự của mình.
Tuy nhiên, Nhật Bản muốn đảm bảo rõ ràng Ấn Độ không tiến hành vụ thử hạt nhân và cho phép kiểm tra các cơ sở hạt nhân của mình để đảm bảo rằng nhiên liệu không được chuyển hướng đến chế tạo bom.
Ấn Độ, quốc gia duy trì vũ khí hạt nhân như là phương tiện răn đe đối với các nước láng giềng trang bị vũ khí hạt nhân khác là Trung Quốc và Pakistan, đã tìm cách để đáp ứng mối quan tâm của Nhật Bản và trong tháng qua, hai bên đã đẩy mạnh các cuộc đàm phán trước chuyến thăm của Modi.
Một cựu thành viên của Ủy ban Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ tham gia trong việc soạn thảo hiệp ước năng lượng đã phát biểu: “Các Nỗ lực nghiêm túc đang được thực hiện để giải tỏa các quan ngại đặc biệt mà Nhật Bản đã đặt ra. Cho dù khả năng vấn đề có thể chưa được giải quyết hoàn toàn và sẵn sàng để ký kết trước khi kết thúc chuyến đi của thủ tướng “,
Thủ tướng Modi thăm chính thức Nhật Bản trong thời gian năm ngày, đây là chuyến đi song phương quan trọng đầu tiên của ông kể từ khi trúng cử vào tháng Năm. Chuyến thăm được coi là một nỗ lực của hai nền dân chủ để cân bằng trọng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.
Thủ tướng Modi và Shinzo Abe cũng dự kiến sẽ thúc đẩy quan hệ quốc phòng, đẩy mạnh các cuộc đàm phán về việc bán chiếc máy bay đổ bộ cho hải quân Ấn Độ.
Một nội dung đàm phám khác là cơ sở hạ tầng, với các nhà lãnh đạo Ấn Độ tìm kiếm sự ủng hộ của Nhật Bản đối với dự án tàu điện tốc độ cao ‘ đầu đạn’ mà ông đã hứa với cử tri sẽ triển khai trong chiến dịch tranh cử của mình.
Chính hiệp ước hạt nhân có thể chuyển đổi các mối quan hệ giữa hai nước như các thỏa thuận mà Hoa Kỳ đã làm bằng cách thiết lập Ấn Độ là một đối tác chiến lược, cho dù thương mại hạt nhân với Hoa Kỳ vẫn còn vướng nhiều quan ngại về tình trạng thực thi pháp luật của Ấn Độ.
Các quan chức tại Nhật Bản cũng khá kín tiếng về những triển vọng cho một thỏa thuận hạt nhân.
Một hiệp ước năng lượng hạt nhân dân sự với Ấn Độ sẽ tạo điều kiện cho các công ty công nghệ hạt nhân của Nhật Bản như Toshiba và Hitachi Ltd tiếp cận thị trường phát triển nhanh chóng của Ấn Độ khi họ tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài để bù đắp làn sóng phản ứng dữ dội chống hạt nhân tại nhà sau tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 .
Theo số liệu của Tổng công ty điện hạt nhân của Ấn Độ Limited, Ấn Độ đang vận hành 20 lò phản ứng chủ yếu là loại nhỏ tại sáu địa điểm với công suất 4.780 MW, tương đương 2 phần trăm của tổng công suất điện. Chính phủ hy vọng sẽ nâng cao năng lực hạt nhân của mình tới 63.000 MW vào năm 2032 bằng cách xây dựng thêm gần 30 lò phản ứng.
Ấn Độ đang xem xét một đề nghị Nhật Bản cho một cam kết riêng biệt về việc không thử nghiệm thêm vũ khí hạt nhân và trên một lệnh cấm Nhật bản tự tuyên bố áp đặt sau khi Ấn độ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1998.
Một khả năng khác là Thủ tướng Modi sẽ đưa ra đảm bảo cá nhân tới Thủ tướng Abe về chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ để giúp làm giảm bớt mối lo ngại ở Nhật Bản, nước duy nhất đã phải chịu một cuộc tấn công hạt nhân và bị áp đạt hiến pháp không phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị.
“Ấn Độ và Nhật Bản đang đặt nền móng cho một thỏa thuận lớn hơn”, theo ông cựu phó giám đốc của quân đội Ấn Độ – Trung tướng AS Lamba, một chuyên gia về các mối quan hệ với Nhật Bản. “Chẳng ích gì khi làm nhưng việc mà không có kết quả rõ ràng, như những gì đã xảy ra với các thỏa thuận Mỹ-Ấn. Thỏa thuận với Nhật bản này đã được xây dựng từ từ và vững chắc, đây là một thời điểm xác định.”