Theo Tổ chức Lao động quốc tế vừa đưa ra nhận định Lao động VN chỉ phù hợp với các công việc yêu cầu kỹ năng thấp và đơn giản, và VN cần gấp rút cải thiện hệ thống đào tạo từ Phổ thông cho tới các Trường dạy nghề để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra khi Cộng đồng kinh tế các nước ĐNÁ hình thành đầu năm sau 2016.
Nhu cầu đào tạo lao động có kỹ năng đang ngày càng cấp thiết
Nghiên cứu của Tổ chức LĐQT chỉ ra nhu cầu ngày càng tăng với lao động có kỹ năng sau khi Cộng đồng chung này thành lập.
Cụ thể nhu cầu với lao động có trình độ kỹ năng trung bình ( công nhân, thợ kỹ thuật ) sẽ tăng nhanh nhất tới 28% , lao động có kỹ năng thấp hơn tăng 23%, lao động kỹ năng cao tăng 13% từ năm 2010 đến năm 2025. Nhu cầu lao động có kỹ năng cũng cấp thiết đối với các chương trình hợp tác Xuất khẩu lao động đi các nước như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung đông, và các nước khắt khe hơn như Úc, Bắc Mỹ và Châu Âu.
Theo quan chức của TCLĐQT, ngài Gyorgy Sziracski, hiện nay VN đã đáp ứng tương đối nhân lực có trình độ kỹ năng thấp và cần nâng cao nỗ lực để chuẩn bị nhân lực phù hợp với công việc kỹ năng trung bình.
Tỷ lệ biết chữ tại VN hiện đạt trên 90%, tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt gần 100%, thành tích học các môn tự nhiên của học sinh bậc Phổ thông cơ sở của VN cũng đạt mức khá cao. Tuy nhiên thực tế thì lao động đòi hỏi kỹ năng thì lại vẫn thiếu hụt và có khoảng chênh lệch giữa thực tế công việc và nội dung đào tạo tại các trường học, trường dạy nghề. Để thu hẹp sự khác biệt này cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – nơi đào tạo và doanh nghiệp – nơi tiếp nhận lao động.
Thời gian không còn nhiều và VN cần gấp rút triển khai các biện pháp thực tế để khắc phục tình trạng này, nhất là khi VN vẫn đang dư thừa nguồn lao động trẻ trong độ tuổi sung sức nhất.