Thường ta chỉ nghe nói đến lao động tử vong do điều kiện làm việc kém, chế độ ăn uống sinh hoạt tồi tàn, hay môi trường – thời tiết độc hại, sức khỏe lao động kém… Nhưng ai ngờ ở Nhật cũng có nhiều người tử vong hay tự tử không do các nguyên nhân trên mà do… lao động Nhật Bản quá chăm chỉ.
Một báo cáo gần đây của chính phủ Nhật cho thấy có khoảng 20% lao động Nhật có nguy cơ tử vong do công việc quá bận rộn và căng thẳng ( căn bệnh này được gọi là Karoshi ). Và tình trạng này được coi như là một căn bệnh tại Nhật mà chính phủ phải tìm cách giải quyết.
Theo khảo sát của báo cáo, có tới trên 10% công ty được khảo sát cho biết các nhân viên chính thức của họ có trung bình trên 80h làm thêm 1 tháng,. Tuy nhiên còn có tới 12% số công ty khác có nhân viên làm thêm trung bình trên 100 mỗi tháng.
Báo cáo điều tra mới nhất cũng cho thấy khoảng 21% số lao động Nhật Bản làm thêm ít nhất 49h 1 tuần, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 12,5% tại Anh và 16% tại Mỹ.

Tình trạng như trong ảnh chỉ có 1 trong 2 khả năng : Làm việc quá sức hoặc uống quá chén
Làm thêm giờ đồng nghĩa với tăng năng suất lao động và tăng thêm thu nhập cho nhân viên công ty nhưng nếu quá giờ nhiều như trên có thể gây những bệnh tim mạch hay ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Lý do giải thích cho việc người lao động Nhật Bản làm thêm quá sức thì có nhiều: Do mong muốn thu nhập cao, do công ty thiếu nhân công, do công việc nhiều mà chưa tuyển được nhân viên mới….
Chủ yếu hiện nay tình trạng căng thẳng về nguồn lao động Nhật Bản là do tình trạng già hóa dân số, tỷ lệ lao động trong độ tuổi ngày càng ít đi so với tổng dân số, tỷ lệ sinh thấp hơn tỷ lện tử vong khiến cho dân số Nhật suy giảm những năm gần đây. Một số lao động trình độ của Nhật cũng có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia khác để làm việc ví dụ như Trung quốc, Việt Nam, Mỹ, Châu Âu, các nước Đông Nam Á nơi mà các công ty Nhật đang tập trung về ngày càng nhiều.
Người già ở Nhật chiếm tỷ lệ cao trong dân số và thường vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi không thể lao động được. Nhưng do tuổi tác nên hầu hết người già chỉ làm được các công việc đơn giản, không đòi hỏi sức khỏe hay trình độ chuyên môn cao. Và với một số người già ở Nhật đòi hỏi chăm sóc đặc biệt về sức khỏe thì lại yêu cầu một phần của lực lượng lao động trẻ trong hoặc ngoài nước tham gia công tác điều dưỡng hay hộ lý để phục vụ.

Bà lão chủ quán bar này đã 93 tuổi và khẳng định sẽ làm việc cho tới khi nào sức khỏe không cho phép
Nói về lao động nước ngoài, ví dụ như thực tập sinh Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, là lao động trẻ khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp nhất định, sẵn sàng và chỉ mong muốn làm càng thêm giờ càng tốt nhưng lại bị hạn chế thời hạn hợp đồng lao động ( ví dụ hợp đồng thực tập kỹ năng chỉ có 3 năm ).
Một lực lượng lao động nhập khẩu khác là Du học sinh cũng bị khống chế thời gian làm thêm giờ (28h/ tuần ) cũng dẫn đến sự hạn chế đóng góp sức lao động vào nền kinh tế Nhật và gia tăng áp lực cho lao động người Nhật.
Vấn đề giải quyết tình trạng làm việc quá sức và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động Nhật Bản hiện đang buộc chính phủ Nhật phải có hành động để trấn an dư luận và duy trì phát triển kinh tế.