Sau thế chiến 2, dù nước Nhật đã đầu hàng, nhưng còn nhiều người lính Nhật khác cũng ở lại sau chiến tranh tranh trên các đảo ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục thực hiện các mệnh lệnh được giao và tiến hành cuộc chiến tranh du kích, ăn cây cỏ và bất cứ thứ gì kiếm được để tồn tại. Họ, hoặc là không biết Nhật bản đã thua sau trận, hoặc không nhận được tin từ chỉ huy, hoặc không chịu tin rằng đế quốc Nhật đã đầu hàng.
Nhân 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, xin lược dịch bài viết trên báo “Lenta.ru” (Nga) ngày 03/9/2015 về những con người đó với tiêu đề như trên. Về phần mình chỉ xin nói thêm là không ai dám chắc họ là những samurai cuối cùng tại các khu rừng Đông Nam Á.
Lính Mỹ bị bắt làm tù binh trong thế chiến 2
Những người lính già
Mười năm trước đây, năm 2005, Chiến tranh thế giới lần thứ hai mới thực sự kết thúc với 2 quân nhân Nhật Bản – Trung sỹ Sudzuki Nakauti 83 tuổi và Trung úy Iosio Iamakava 87 tuổi. Họ đã tiến hành cuộc chiến tranh du kích kéo dài 60 năm (xin nhấn mạnh là 60 năm) trên đảo Mindanao của Philippin.
Nhưng không phải chỉ có hai người này: sau năm 1945 người ta vẫn còn tìm thấy nhiều quân nhân Nhật Bản không kịp cùng đồng đội của mình trở về tổ quốc vào thời điểm cuối của chiến tranh.
Khi bị phản gián Philippin phát hiện được và bắt giữ, hai samurai này (Trung sỹ Sudzuki Nakauti và Trung úy Iosio Iamakava) đề nghị không trao trả họ cho Chính quyền Nhật. Vấn đề là trong một trận ném bom của Không quân Mỹ, binh lính sư đoàn bộ binh số 30 của họ hy sinh gần hết.
Sau trận bom, những người còn sống sót được lệnh chuyển sang hoạt động du kích, nhưng không lâu sau đó lại có lệnh tập kết để rút quân. Mệnh lệnh được đưa xuống quá bất ngờ nên không phải tất cả các binh sỹ Nhật đang phân tán đều có thể có mặt tại địa điểm tập trung đúng thời gian quy định, -và chính vì vậy họ – những người bị rớt lại có thể bị coi là đào ngũ.
Những người không kịp tập trung để rút của các phân đội thuộc sư đoàn bộ binh số 30 nói trên đã “phiêu lãng ” trên các đảo của Philippin nhiều chục năm liền. Ăn tất cả những gì có thể kiếm được: những gì tìm thấy và câu được trong rừng rậm, đôi khi ăn trộm của dân chúng địa phương. Nhưng có một điều rất đáng nói về những con người này – không có bất kỳ ai trong số họ có ý định đầu hàng.
Sudzuki Nakauti .
Trong số gần chục người còn lại trên đảo Mindanao, đến năm 2005 chỉ còn Sudzuki Nakauti và Iosio Iamakava là còn sống. Họ yêu cầu không giao họ cho phía Nhật Bản vì sợ phải ra tòa án binh và bị kết tội oan là đào ngũ – nỗi sợ bị coi là đào ngũ còn mạnh hơn cái chết.
Tuy nhiên, những người tìm thấy họ cuối cùng đã thuyết phục được và giao cho chính quyền của Đất nước Mặt trời mọc. Không biết có ai trong họ còn sống không?
Có một điều rất thú vị những người lính già được phát hiện hoàn toàn tình cờ: một người Nhật chuyên nghiên cứu tất cả những gì liên quan đến những đồng bào của mình đã từng chiến đấu trên đảo Mindanao đã tình cờ bắt gặp họ.
Sau cuộc nói chuyện với những du kích này, người Nhật kia đã thông báo với chính quyền địa phương và chính quyền đã báo lên các cơ quan liên quan cấp trên. Tuy nhiên, công lao này lại được “gán” cho Cơ quan phản gián Philippin.
Ấu trùng cho bữa sáng, rắn cho bữa trưa
Còn hai người lính du kích khác có thời gian “phiêu lãng” ngắn hơn là Ito Masashi và Iroki Minakava. Họ chỉ đầu hàng sau khi nước Nhật đầu hàng 16 năm trước đó – tức vào năm 1961.
Điều trớ trêu của số phận là ở chỗ họ ẩn nấp trên đảo Guam của Mỹ. Vào thời gian cuối chiến tranh hai người này sống sót được là nhờ sự thần kỳ. Trên đường hành quân, Masashi dừng lại để buộc dây giày, còn hàng quân vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.
Bên cạnh anh là Minakawa, cũng dừng lại vì lý do tương tự. Khi hai người lính vừa buộc dây xong và chuẩn bị chạy để đuổi theo hàng quân thì phía trước là một trận bão lửa: phân đội của họ rơi vào ổ phục kích của quân Úc. Chỉ có 2 người còn sống là họ.
—
Guam có diện tích 541 km2. Thi thoảng những người còn sống của các phân đội Quân Nhật khác có gặp nhau, nhưng không ai trong số họ biết là Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc từ lâu. Hirosima và Nagasaki đã bị ném bom nguyên tử, Nhật Hoàng đã đầu hàng, và Nhật Bản đã bị Mỹ chiếm đóng.
Tù binh Nhật tại Manila, 1945
Khi nguồn lương thực dự trữ cạn kiệt, Ito Masashi và Iroki Minakava buộc phải ăn tất cả những gì kiếm được trong rừng: quả dại, nấm, hạt, chim, thú. Phải ăn cả chuột, ấu trùng và rắn. Họ làm muối bằng cách đun sôi nước biển cho bay hơi. Đôi khi cũng có đột kích vào các trang trại của dân địa phương để kiếm thức ăn.
Cũng dễ hiểu là chính quyền địa phương không thể chấp nhận thực tế này và đã triển khai một chiến dịch săn tìm những người du kích Nhật: Quân Mỹ thường xuyên lùng sục. Cảnh sát địa phương cũng vào cuộc cùng với dân chúng. Chó nghiệp vụ cũng được huy động tham gia.
Nhưng tất cả đều bất lực và sau đó thì chính quyền đành bó tay. Trong một lần đi rừng, những người du kích này đã được số phận tặng cho một món quà rất có ý nghĩa – họ tình cờ phát hiện một kho bãi của Quân Mỹ có gần như tất cả những thứ cần thiết: đồ hộp, chai lọ, quần áo, vật liệu xây dựng và nhiều thứ thiết yếu khác.
Năm 1961, trong một chuyến đi săn Minakawa đột nhiên bị mất tích. Sau khi chờ một ngày đêm, Masashi đi tìm đồng đội và chạm trán với quân Mỹ. Ông chạy ngược lại về nơi ẩn nấp và khi đến gần đã gặp người Mỹ và cả Minakawa đang chờ sẵn.
Thì ra như thế này: Minakawa khi đi săn chạm trán với một nhóm người dân địa phương và những người này thuyết phục ông đầu hàng. Chỉ đến khi tin rằng chiến tranh kết thúc đã lâu và Nhật Hoàng đã ra lệnh đầu hàng, Minakawa mới chấp nhận và quay về nơi ẩn nấp thuyết phục bạn.
Thiên sử thi của hai người lính Nhật kết thúc như vậy đấy.
Kiroo Onoda
Đó là người lính Nhật chỉ chịu đầu hàng và rời bỏ vị trí ” chiến đấu” khi có chỉ huy người Nhật ra mệnh lệnh.
Người lính này đã “ẩn nấp” (nếu nói đúng tâm thế của ông là “cố thủ”) trong rừng rậm trên đảo Lubang của Philippines suốt gần 3 thập niên, không chấp nhận sự thật là cuộc chiến tranh đã kết thúc với việc Nhật hoàng đầu hàng quân đồng minh ngày 2/9/1945, chẳng đếm xỉa tới những tờ truyền đơn được máy bay thả xuống rừng hay những lời trên loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng và nhiều nỗ lực để thuyết phục ông tin rằng quân phiệt Nhật đã thua trận.
Mãi tới tháng 2/1974, Onoda mới gặp được Norio Suzuki, một nhà thám hiểm Nhật trẻ tuổi trong khu vực ông ẩn nấp. Ông đã giải thích với đồng hương này về lý do mình vẫn cố thủ trong rừng sâu gần 30 năm rằng: nếu như cuộc chiến đã thật sự qua rồi, sao ông vẫn chưa bao giờ nhận được mệnh lệnh từ thượng cấp của mình. Nhà thám hiểm Suzuki đã trở về Tokyo với thông điệp này của Onoda. Người ta đã tìm được viên chỉ huy trực tiếp trước đây của Onoda, người đã phái ông tới Lubang, đó là cựu thiếu tá Yoshimi Taniguchi, lúc đó làm nghề bán sách. Sau đó, Taniguchi đã được sắp xếp sang Lubang, vào tận chỗ Onoda ẩn nấp trong rừng và trực tiếp ra mệnh lệnh đầu hàng.
Onoda là người cuối cùng trong nhiều chục cựu binh Thiên hoàng mà người ta biết được sống lẩn trốn ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số này có một người bị bắt trong rừng già trên đảo Guam (Mỹ) hồi năm 1972. Dưới góc độ nào đó, họ được coi như biểu tượng cho tinh thần bất khuất và tuyệt đối trung thành của người lính Nhật đối với Nhật hoàng của mình.
Rất có thể Thiếu tá Yushimi Taniguchi, người ra mệnh lệnh cho Kiroo Onoda đã quay trở lại tìm ông nếu không có một tình huống sau:
Các đơn vị quân Mỹ ở địa phương đã quá vội vàng khi báo cáo lên cấp trên về thành tích của mình- du kích và biệt kích trên đảo đã bị lùng bắt hết. Thông tin này đến được với báo chí, các báo và tạp chí cũng vội vã không kém đưa tin về thành tích này.
Các phương tiện thông tin địa chúng Nhật cho đăng tải lại những thông tin trên. Chính quyền Nhật cũng tin là như vậy và đã truy tặng ông Huân chương Mặt trời mọc.
John Man, nhà nghiên cứu sử học về Ninja, cho biết rằng Onoda đã được huấn luyện đúng theo kiểu Ninja tại trường tình báo nổi tiếng Nakano. Và điều này đã giúp ông có thể ẩn mình và sinh tồn trong rừng già suốt 30 năm. Man nhấn mạnh rằng cái chết của Onoda đã kết thúc truyền thống Ninja kéo dài 1.000 năm của nước Nhật. Tác giả này đã dành riêng cho Onoda một chương trong cuốn sách “Ninja: 1,000 Years of the Shadow Warrior” (Ninja: 1.000 năm chiến binh bóng tối).
Tuy nhiên, giống như không ít người khác, Onoda đã lâm vào cái bi kịch của khủng hoảng thời hậu chiến. Nước Nhật mà ông quay về đã thay đổi quá nhiều so với ngày ông ra đi. Lúc đó, Nhật Bản đang trong thời bùng nổ kinh tế, tiến bộ khoa học – kỹ thuật và du nhập nhiều văn hóa phương Tây. Nước này cũng tuyên bố mình là một đất nước chủ trương hòa bình. Onoda giống như một người rừng lọt giữa đô thị, lạc lõng.
Do quá khó khăn để hội nhập thực tiễn mới, chỉ một năm sau ngày quay lại Nhật Bản, Onoda đã di dân sang Brazil năm 1975 để mở một trang trại nuôi gia súc tại một nơi có hàng chục gia đình người Nhật sinh sống ở Campo Grande, thủ phủ của bang Mato Grosso do Sul. Nhưng ông vẫn đi đi về về giữa hai nước. Năm 1876, ông kết hôn với bà Machie Onuki, lúc đó 38 tuổi, nguyên là một người phục vụ trà đạo tại Tokyo.
Kiroo Onoda hạ vũ khí .Đảo Lubang, tháng 3/1974
( Theo baodatviet.vn )
Tham khảo thêm:
– Những Samurai nổi tiếng trong lịch sử Nhật bản
– Phi công cảm tử Nhật bản- đội Thần phong một đi không trở lại
– Tìm kiếm hài cốt binh sĩ Nhật bản tại các đảo diễn ra các trận chiến Thái Bình dương khốc liệt