Cổng thông tin lao động – du học
Xuất khẩu lao động nhật bản – đài loan – singapore – algeria – du học nhật

  • Home
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
  • Tuyển dụng
    • Xuất khẩu lao động Nhật Bản
    • Xuất khẩu lao động Singapore
      • Du học Nhật Bản – Hàn Quốc
      • Xuất khẩu lao động Đài Loan
    • Xuất khẩu lao động Algeria – Rumani
  • Đơn hàng
    • Đơn hàng Xây Dựng
    • Đơn hàng nông nghiệp
    • Đơn hàng cơ khí
    • Đơn hàng điện tử
    • Đơn hàng May mặc
    • Đơn hàng chế biến thực phẩm
    • Kỹ sư – Kỹ thuật viên
    • XKLD Nhật Bản 1 năm
    • XKLD Nhật Bản 3 năm
    • XKLD Nhật Bản 5 năm
  • Cẩm nang thực tập sinh
  • Học tiếng Nhật
  • Văn hóa Nhật Bản
  • Liên hệ
    • Đăng ký trực tuyến

Thông tin XKLĐ - Du học / Văn hóa Nhật Bản / Văn hóa xếp hàng ở Nhật Bản qua góc nhìn của một người Việt

Văn hóa xếp hàng ở Nhật Bản qua góc nhìn của một người Việt

Đến Tokyo vào những ngày cuối tháng 3, cũng như những du khách khác trong đoàn, chúng tôi là “thượng đế” đến thưởng hoa tại xứ sở hoa anh đào. Vậy mà thượng đế cũng phải xếp hàng.

xep-hang

Xếp hàng ở Nhật bản ngày xưa

Sự khó chịu đầu tiên là chúng tôi phải xếp hàng chờ ăn sáng. Ngay trước khu vực nhà hàng ăn sáng của khách sạn Westin có một dãy ghế để khách ngồi chờ theo thứ tự. Bất kỳ ai đến dùng bữa, việc đầu tiên là phải ngồi xếp hàng chứ không được vào ngay. Sau đó, một người tiếp tân lịch sự hỏi chúng tôi có mấy người, họ quay vào trong và khoảng 5 phút sau quay ra lịch sự mời chúng tôi vào một bàn đã được dọn sạch đúng với số lượng người đi trong nhóm. Như vậy, sau hơn 15 phút chờ đợi, chúng tôi được phục vụ một cách rất chu đáo.

Tôi không hiểu tại sao phải xếp hàng khi sáng hôm ấy khách không đông lắm. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết là họ muốn kiểm soát số lượng khách đang dùng bữa để có một sự phục vụ tốt nhất.

Ngày tiếp theo mới là một sự ức chế tột đỉnh về văn hóa xếp hàng khi chúng tôi tham quan khu Disneyland. Vào cổng, dĩ nhiên là phải xếp hàng. Tham gia các trò chơi, dĩ nhiên cũng phải xếp hàng. Ở khu trò chơi “Cướp biển Caribê” là một hàng dài ngoằng những người là người. Sau hơn 15 phút chờ đợi trong hàng, chúng tôi thấy trước mặt có một tấm bảng ghi: “Thời gian chờ: 60 phút từ điểm này”. Tôi có cảm giác muốn ngất xỉu vì quá bực mình, nhưng nhìn quanh, mọi người vẫn đang rất vui vẻ nói chuyện và tận hưởng việc xếp hàng.

Rút kinh nghiệm ở trò chơi đầu tiên, trước khi quyết định tham gia các trò sau đó, chúng tôi đều tìm xem tấm bảng ghi thời gian chờ là bao nhiêu. 140 phút, 120 phút, 90 phút là thời gian chờ của một số trò mà chúng tôi muốn chơi, chưa kể cái đoạn chờ trước cột mốc tính giờ.

Sẽ không dễ dàng gì nếu như bạn muốn tìm một cái thùng rác công cộng tại Nhật Bản, và cũng rất khó khăn nếu như bạn cố gắng tìm một cọng rác trên đường phố. Nghịch lý phải không? Đó chính là văn hóa đem rác về nhà.

Nhà vệ sinh cũng là nơi phải xếp hàng, dĩ nhiên. Nhưng điều kinh ngạc ở đây là có tới ba người đảm nhiệm việc phân luồng khi xếp hàng. Một hàng dài người xếp hàng trước khu vực nhà vệ sinh nữ. Khi đến cửa, bạn sẽ gặp một nhân viên mặc đồng phục rất chuyên nghiệp, tươi cười và mời vào theo dãy số 1. Vào trong khi rẽ phải, bạn sẽ gặp một nhân viên chặn bạn lại và bảo đứng chờ. Khi có một buồng vệ sinh trống, họ sẽ tươi cười mời bạn vào. Hết chịu nổi! Buổi trưa là cực điểm của văn hóa xếp hàng. Một hàng dài đứng trước quầy tự phục vụ để chờ gọi thức ăn, sau khi trả tiền, mọi người lại xếp hàng để nhận thức ăn, sau đó ra khu vực bàn ăn để xếp hàng nhận chỗ. Ăn xong, mỗi người phải tự thu dọn khu vực của mình, đặt tất cả muỗng nĩa, ly tách đã dùng vào một cái khay và xếp hàng để bỏ tất cả vào thùng rác để kết thúc quy trình ăn trưa.

Loay hoay một ngày trời ở Disneyland, chúng tôi chỉ kịp xếp hàng chơi hai trò, xếp hàng mua nước, xếp hàng ăn trưa thì đã hết giờ. Lúc về, trên đường đi ra cổng, chúng tôi ngao ngán nhìn thấy một hàng dài người xếp hàng chờ mua bắp rang, lòng lo âu tự hỏi không biết mình có phải xếp hàng ở cổng ra về không? Cảm nhận đầu tiên của tôi về Nhật Bản là như vậy đó. Một xã hội quy củ, chặt chẽ với một kỷ luật có thể nói là hà khắc mà người dân tự giác tuân thủ.

Một cái gì đó vỡ òa trong suy nghĩ, phải chăng đây là bí quyết của tinh thần Nhật Bản, điều đã giúp đất nước này bật dậy sau thảm họa của bom nguyên tử và vươn lên thành một cường quốc sau tất cả những thảm họa về chiến tranh và thiên tai mà họ phải gánh chịu?

Tôi chợt hiểu ra nguyên nhân của cái cảm giác khó chịu như bị ức chế của mình khi xếp hàng. Tôi không lớn lên và không thuộc nền văn hóa này. Tôi đến từ một nền văn hóa quá khác biệt, khác biệt đến nỗi những chuyện sau đây có thể xem là nghịch lý ở đất nước tôi, nhưng lại là những điều bình thường đối với người dân ở đất nước mặt trời mọc này.

Sẽ không dễ dàng gì nếu như bạn muốn tìm một cái thùng rác công cộng tại Nhật Bản, và cũng rất khó khăn nếu như bạn cố gắng tìm một cọng rác trên đường phố. Nghịch lý phải không? Đó chính là văn hóa đem rác về nhà.

Một hình ảnh minh chứng cho việc đem rác về nhà mà chúng tôi chứng kiến là một người đàn ông dắt chó đi dạo trong công viên. Chú chó xinh xắn bỗng giơ chân lên và ị một bãi ngay lối đi. Rất bình thản, ông ta lấy từ trong túi ra một mảnh giấy, gói cái sản phẩm mà chú chó vừa “sản xuất” ra và bỏ vào trong túi của mình, xong lại tiếp tục chuyến đi dạo.

Nếu chỉ dùng hai từ để diễn tả cảm xúc của tôi cho chuyến đi này, thì đó là “kinh ngạc” và “khâm phục”. Kinh ngạc về những gì mình tận mắt chứng kiến và khâm phục về tinh thần và văn hóa Nhật Bản. Tôi chợt có một mong ước vu vơ, không hiểu người Nhật đã làm những điều đó như thế nào, chúng ta có thể học hỏi được gì từ đó không?

Một câu chuyện có thực về văn hóa và xếp hàng tại vùng thảm họa đông bắc Nhật bản

Ngày 18/3/2011, sau sự kiện sóng thần và động đất tàn phá Nhật Bản, chúng ta nhìn thấy được văn hóa qua câu chuyện từ trong lòng nước Nhật: “Cậu bé và gói lương khô”.

Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một PV thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh PV chạy lại hỏi thăm.

quy-tac-ung-xu-tai-nhat

Xếp hàng ở Nhật bản ngày nay- tại nơi xảy ra động đất và sóng thần

Cậu bé kể đang học ở trường. Từ ban công lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi vì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu lại làm việc gần đó chạy đến trường. Chắc chắn ông đã chết rồi. Anh PV hỏi mẹ đâu? Cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.

Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe anh PV hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

van-hoa-xep-hang

Cả thế giới phải khâm phục người Nhật Bản về “văn hóa” đối phó với thảm họa

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh PV hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”

( Nguồn Thời báo kinh tế Sài gòn )


Bài viết cùng danh mục

  • Người Nhật Bản vẫn đi hội hoa anh đào giữa mùa dịch
  • Nếu không muốn bị ghét khi tham gia tàu điện tại Nhật Bản đừng bỏ qua những điều này
  • Người Nhật trị đau lưng chỉ với một chiếc khăn, đơn giản mà hiệu quả!
  • Đặc sản cơm chan nước lạnh xứ mặt trời mọc bạn không nên bỏ qua
  • Khám phá CHỢ TRỜI Tokyo trong tháng 12/2017

Tư vấn tuyển lao động Nhật Bản

  • Phòng tuyển dụng: 098.345.8808

( có thể gọi miễn phí qua ZALO, Facetime

để được tư vấn trực tiếp )

------

Đơn hàng mới Nhật Bản

    vo-chong-di-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-36bbvrmart9cdmat4d6fb4.jpg
    Đơn hàng cặp vợ chồng đi Nhật Bản
    kysucokhi-34wtzglb88mbaf8tmvwmbk.jpg
    Tuyển kỹ sư thiết kế đi Nhật Bản

Đơn hàng mới Singapore

    singa1-3b0jn9jxr2ylykz08ftxxc.jpg
    Hơn 340 công dân Việt Nam về nước từ Singapore
    covid-singapore-3aroc3exei4f3k1sha0mio.jpg
    Tại sao dịch COVID-19 tại Singapore bùng phát mạnh

Tin mới

    lua-dao-xkld-bi-cao-Tien-truoc-vanh-mong-ngua-31zn1ht4vsk7cxi0iyo6bk.jpg
    Lừa đảo Xuất khẩu lao động : Vẫn cần sự quyết liệt của các cơ quan
    singa1-3b0jn9jxr2ylykz08ftxxc.jpg
    Hơn 340 công dân Việt Nam về nước từ Singapore
    thi-truong-lao-dong-nhat-ban-thong-tin-moi-32xtn30ge0596s8c9nos8w.jpg
    Tin tức Nhật Bản cuối tháng 5-20
    vo-chong-di-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-36bbvrmart9cdmat4d6fb4.jpg
    Đơn hàng cặp vợ chồng đi Nhật Bản

Đơn hàng mới Rumani/Kuwait

    Map-of-Algeria-31zmzxinwprub73fyvufb4.jpg
    Tin tức Algeria tổng hợp
    xkld-algeria-2020-3ahoucfbl5hae2gaxsbl6o.jpg
    Tuyển dụng lao động đi Algeria – Lấy nam lao động cao tuổi

Giới thiệu

Công ty chúng tôi là một công ty xkld nhật bản uy tín hàng đầu hiện nay, bên cạnh đó Công ty còn là đối tác cung ứng lao động nhật bản, đài loan, algeria... xem chi tiết

Chúng tôi cam kết Hỗ trợ và tư vấn xkld Nhật Bản một cách nhiệt tình, tận tâm cho dù bạn ở thành phố hay bất kỳ tỉnh thành nào như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Các Tỉnh Phía Nam…

Cần tư vấn XKLD Nhật Bản

Bấm vào SĐT để gọi luôn

  • Phòng TD lao động: 098.345.8808

Có thể bạn quan tâm

Đơn hàng cho nam mới nhất, Đơn hàng cho nữ mới nhất, Đơn hàng giàn giáo nhật bản
  • Giới thiệu
  • Công ty xkld Nhật Bản uy tín
  • Hồ sơ cần biết
  • Đăng ký trực tuyến
  • Tags
top
Liên hệ