Nhiều thực tập sinh Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc trong ngành xây dựng thắc mắc việc đi làm xa nhưng không được trả lương cho thời gian di chuyển( đi và về) hay làm việc muộn nhưng ít được tính tăng ca.
Xây dựng là ngành đặc thù
Có thể nói nguyên nhân xuất phát từ việc các lao động làm trong ngành nghề khác như cơ khí, nhựa …thường lao động sống gần công ty. Chỉ mất 10-20 phút là đến công ty vào làm và được tính tiền theo đơn vị 15 phút cho đến lúc về . Ngược lại lao động làm ngành xây dựng nhiều khi phải di chuyển cả 1-2 tiếng mà không được trả lương, hay nhiều hôm phải làm đến 8-9 giờ tối cũng không được.
Lý do là ngành này thường phải di chuyển nhiều. Ngoài ra, nhiều khi còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Nhiều trường hợp, sau khi di chuyển ra công trường thời tiết không thuận lợi lại phải chờ hết buổi sáng. Hay công trình xong sớm thì có thể rời nơi làm việc lúc 2-3 giờ chiều. Tất nhiên những trường hợp này cũng không bị trừ lương (do không làm việc và phải chờ hay do hết việc mà phải về sớm).tính tăng ca.

Đi lao động ngành xây dựng Nhật Bản
Người Nhật có được tính tiền cho thời gian đi lại không
Nhiều thực tập sinh ngành xây dựng cho rằng chỉ người nước ngoài mới không được tính lương phần thời gian di chuyển(còn người Nhật thì có lương). Nhưng thực tế câu trả lời là cả người Nhật và người nước ngoài đều không được tính lương cho phần di chuyển này.
Tại Nhật Bản thường lương cho ngành xây dựng được tính lương ngày(hoặc nhân viên lão làng sẽ là lương tháng hay thậm chí lương theo năm). Do đó thời gian di chuyển ra công trình sẽ không có lương. Và hầu như ngành xây dựng cũng không có khái niệm “tăng ca”.
Về điểm không được tính tiền cho khoảng thời gian di chuyển thì có lẽ ngành xây dựng ở Việt Nam cũng thế. Hầu như ít công ty nào tính tiền cho phần lao động phải di chuyển từ nhà ra công trình cả. Thời gian lao động chỉ được tính từ khi lao động bắt đầu công việc thực tế tại công trình.
Ngoài ra, sự thực thì không riêng gì ngành xây dựng mà các ngành dịch vụ khác cũng hầu như không được tính tiền cho thời gian di chuyển. Ví dụ công việc phiên dịch thì thường chỉ được tính lương dựa vào thời gian phiên dịch có mặt và bắt đầu công việc tại hiện trường. Còn hầu như không ai tìm hiểu phiên dịch ở đâu và di chuyển mất bao lâu. Có chăng thì chỉ trợ cấp tiền tàu xe đi lại mà thôi.
Vậy có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng không
Do đặc thù như vậy nên các đơn hàng tuyển lao động xuất khẩu đi Nhật làm ngành xây dựng cũng thường có phí xuất cảnh ưu đãi hơn các ngành nghề khác, ngành xây dựng cũng được ưu tiên tuyển dụng lại theo cơ chế đặc định sau khi thực tập sinh hoàn thành 3 năm tu nghiệp, và có thể gia hạn hợp đồng để làm việc lâu dài tại Nhật.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều lao động làm xây dựng, vậy tại sao không thể làm cùng công việc đó tại Nhật với mức lương cao hơn hẳn. Nếu các bạn thi tuyển vào các đơn hàng khác vài lần chưa trúng tuyển, hoặc độ tuổi, ngoại hình chưa nổi bật, nếu bạn thích công việc linh động….có thể chọn đi xuất khẩu lao động Nhật làm xây dựng.