Các câu hỏi thường gặp về du học Nhật Bản phần 1

Nhiều bạn trẻ nuôi trong mình giấc mơ đi du học Nhật Bản, nhưng bỏ ra một số tiền lớn trong khi không nắm rõ hoặc thậm chí “mù tịt” về các thông tin về việc đi du học như thủ tục, chọn trường, cuộc sống sau khi xuất cảnh,…

Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản là một trong những đơn vị tổ chức thực hiện chương trình du học Nhật Bản cũng như chương trình thực tập sinh Nhật Bản, cho hàng nghìn bạn trẻ tại Việt Nam. Hiểu rõ những nỗi băn khoăn về các vấn đề du học tại xứ sở hoa anh đào, chúng tôi xin tổng hợp một số câu hỏi cơ bản để các bạn trẻ có thể nắm rõ thông tin du học Nhật Bản.

Thông tin liên hệ:

  • Đăng ký trực tuyến
  • Hotline: Ms Loan: 0989.746.988, Ms Hường: 01688.167.851
  • Đăng ký trực tiếp: Tòa nhà Suced, Số 108, Đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Hà Nội; Số 2 Phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

1.Vui lòng cho tôi biết về chế độ giáo dục của Nhật Bản ở bậc học sau phổ thông trung học?

Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm học gồm giáo dục tiểu học (6 năm), giáo dục trung học (trung học cơ sở: 3 năm, trung học phổ thông: 3 năm).

Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà lưu học sinh có thể vào học có 5 loại gồm:

  • Cao đẳng
  • Trung cấp dạy nghề
  • Đại học ngắn hạn
  • Đại học
  • Sau đại học

Theo thống kê cho biết,số lượng các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông năm 2016 bao gồm:

 Cơ sở Quốc lập Công lập Tư thục Tổng số
Cao đẳng 51 3 3 57
Trung cấp dạy nghề 9 193 2.999 3.201
Đại học ngắn hạn 18 328 346
Đại học 86 89 604 779
Sau đại học 86 78 463 627

Thời gian nhập học: có 4 kỳ tuyển sinh bao gồm, tháng 1 – tháng 4 – thang 7 – tháng 10, trong đó tháng 4 là kỳ tuyển sinh lớn nhất.
Kỳ nghỉ: thông thường có 3 kỳ nghỉ trong năm. Nghỉ hè (tháng 7 ~ đầu tháng 9), Nghỉ đông (cuối tháng 12 ~ đầu tháng 1), Nghỉ xuân (tháng 3).

2.Làm thế nào để đi du học Nhật Bản?

Để đi du học Nhật Bản có rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích du học của bạn. Có 2 mục đích chính hầu hết các du học sinh quan tâm:

Muốn trau dồi tiếng Nhật: Có các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật. Bạn có thể vào học tại các trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) hay khoa tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản dành cho lưu học sinh của các trường đại học..
– Muốn lấy bằng tiếng Nhật: Sau khi quyết định về môn chuyên ngành và phạm vi nghiên cứu, bạn có thể lấy bằng hoặc chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục sau trung học gồm có: trường đại học (bậc đại học và sau đại học), trường đại học ngắn hạn, trường cao đẳng, trường trung cấp dạy nghề.

Vì vậy, trước khi đề cập tới vấn đề du học, bạn phải xác định rõ mục đích du học Nhật Bản của mình là gì, để tránh tình trạng bỏ phí mấy năm du học tại xứ người.

3.Hãy cho tôi biết các hình thức chung của du học Nhật Bản?

Du học Nhật Bản có 4 nhóm hình thức chính:

  •  Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản):
    Có 6 loại học bổng được cấp bởi Chính phủ Nhật Bản. Chế độ học bổng được đề cập đến ở đây là học bổng dành cho “Lưu học sinh nghiên cứu sinh”, những người dự định lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Lưu học sinh nghiên cứu sinh sẽ được cấp mỗi tháng là 143.000 Yên (năm 2015) (mức học bổng này thay đổi theo từng năm). Học phí được miễn toàn bộ, thời gian cấp học bổng sẽ được xem xét kéo dài theo quá trình học, có trường hợp lên đến 3 năm rưỡi ~ 4 năm cho đến khi kết thúc khóa học thạc sỹ hoặc tiến sỹ (bao gồm cả thời gian học dự bị).
  • Du học tự túc: Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn của các cơ sở giáo dục Nhật Bản thì bạn có thể được nhập học. Trường hợp đăng ký học đại học hoặc sau đại học:
    1) Đăng ký tuyển sinh trực tiếp từ Việt Nam, tham gia Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và nộp đơn đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học có nguyện vọng vào học.
    2) Tham gia khóa học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật tư nhân tại Việt Nam hoặc Nhật Bản, sau thời gian học tiếng Nhật khoảng 1 năm đến 2 năm và có trình độ tiếng Nhật tốt thì đăng ký dự thi Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và nộp đơn đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học có nguyện vọng muốn vào học.
  • Du học theo kiểu trao đổi sinh viên: Là hình thức du học theo kiểu phái cử và tiếp nhận học sinh giữa các trường đại học có ký hợp tác liên kết đào tạo. Trong nhiều trường hợp có cơ chế tính học phần tương đương giữa hai trường đại học trong thời gian tham gia khóa trao đổi sinh viên. Cụ thể bạn cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến chương trình trao đổi sinh viên giữa trường đại học của bạn tại Việt Nam với trường đại học tại Nhật Bản.
  • Du học ngắn hạn: Là hình thức du học để học ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa tại nước khác trong thời gian đang là sinh viên của một trường đại học tại Việt Nam. Chương trình này được thực hiện không với mục đích cấp bằng hay chứng chỉ. Chương trình này hướng đến những người đang làm việc, những sinh viên đang học tại các trường đại học ở Việt Nam muốn sử dụng hữu ích kỳ nghỉ dài của mình.

Nếu bạn giỏi tiếng Nhật và có thể dành học bổng từ Chính phủ thì đó là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT, hoặc tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học,…và mong muốn du học Nhật Bản thì việc tham gia hình thức du học tự túc hay du học vừa học, vừa làm là phổ biến hơn cả.

4.Sự khác nhau giữa trường dạy tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) và khoá dạy tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học là gì?

Trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật): trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) cũng có nhiều loại. Để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách “lưu học” thì các cơ sở giáo dục đó cần phải nằm trong danh sách được Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố.

Khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học tư thục (dưới đây gọi là khóa dành cho lưu học sinh): Đây là khóa đào tạo chính quy do các trường đại học và đại học ngắn hạn tư thục của Nhật Bản tiến hành. Bạn sẽ vào học tại các trường đại học hoặc đại học ngắn hạn, cụ thể hơn là tham gia các khóa học dự bị trước khi vào đại học với tư cách là một nghiên cứu viên, bạn có thể học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh, bạn không nhất thiết phải dự thi vào bậc đại học hay sau đại học của trường đại học đó. Tuy nhiên, có nhiều trường đại học có chế độ ưu tiên dành cho những người đã tốt nghiệp khóa tiếng Nhật và mong muốn tiếp tục theo học tại trường. Hiện nay có 51 trường đại học tư thục Nhật Bản có khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh.

5.Đại học, đại học ngắn hạn, trung cấp dạy nghề khác nhau ở điểm nào?

  • Trường đại học (bậc đại học), đại học ngắn hạn, trường trung cấp dạy nghề là các cơ sở giáo dục sau trung học có điều kiện nhập học là tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên thời gian học, bằng cấp, tư cách, nội dung giảng dạy, mục đích đào tạo nhân lực sẽ khác nhau.
  • Đại học (bậc đại học): thời gian học là 6 năm đối với ngành y khoa, nha khoa và thú y; 4 năm đối với các chuyên ngành khác. Được cấp bằng tốt nghiệp đại học (Bachelor).
  • Đại học ngắn hạn: Được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học đại học ngắn hạn 2 năm (Associate Degree)
  • Trung cấp dạy nghề: Hay được gọi là “Trường chuyên môn”, thời gian học là 2 năm, được cấp bằng chuyên môn (Diploma).

Nói chung các trường đại học (bậc đại học) sẽ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức và bồi dưỡng ở phạm vi rộng không chỉ là kiến thức chuyên ngành, còn các trường chuyên môn sẽ đào tạo kiến thức nghề nghiệp thực tế, kỹ thuật chuyên ngành như nghiệp vụ kinh doanh, phúc lợi xã hội, y tế, công nghiệp, văn hóa, thời trang vv…
Trường cao đẳng kỹ thuật khác với trường chuyên môn. Trường chuyên môn tiếp nhận học sinh học hết trung học phổ thông, còn trường cao đẳng kỹ thuật tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, thời gian học là 5 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng chuẩn cử nhân. Sau khi tốt nghiệp nếu học sinh tiếp tục học khóa chuyên ngành 2 năm tại trường cao đẳng thì sẽ được cấp bằng cử nhân hoặc học sinh cũng có thể chuyển tiếp vào học năm thứ 3 đại học.

6.Nghiên cứu sinh và sinh viên sau đại học khác nhau ở điểm nào?

Nghiên cứu sinh là sinh viên dự thính tại các khoa sau đại học hoặc đại học của các trường đại học, học theo chủ để nghiên cứu của mình.  Nghiên cứu sinh không thuộc đối tượng được cấp bằng hoặc chứng chỉ học vị (Sinh viên học lại và nghiên cứu sinh đều không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ học vị). Trong số các nghiên cứu sinh, có nhiều người sẽ lên học tiếp khóa học sau đại học để lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

Trên đây là một số câu hỏi về giáo dục Nhật Bản và các hình thức du học Nhật Bản. Sau khi xác định được hình thức du học Nhật Bản mà bạn có khả năng tham gia, thì vấn đề tiếp theo cần quan tâm đó chính là thủ tục du học.

Thủ tục du học như thế nào? Có rắc rối không? Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong phần 2. Tuy nhiên, để biết thêm thông tin chi tiết và nhanh nhất về vấn đề du học Nhật Bản, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!