Kinh nghiệm phỏng vấn thi tuyển đơn hàng Xuất khẩu lao động Nhật Bản cho các bạn Thực tập sinh Nhật bản:
Muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không hề đơn giản. Nghỉ việc đang làm, khám sức khỏe, làm hồ sơ, nhập học, đăng ký thi tuyển phỏng vấn. Các bạn Thực tập sinh – Tu nghiệp sinh Nhật bản đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức tiếng Nhật và được rèn luyện tác phong thi tuyển rồi. Sao vẫn trượt nhỉ?
Xuatkhaulaodongnhat.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm phỏng vấn trúng tuyển cho các bạn:
Mục lục:
1. Trang phục, thái độ và tác phong khi thi tuyển Xuất khẩu lao động Nhật Bản
Khi tham gia phỏng vấn đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản, đương nhiên quần áo phẳng phiu sạch sẽ thì tốt hơn. Ngoài ra: giày dép, đi tất nhiều khi cũng bị để ý đấy. Không nên nhuộm tóc (cả nam và nữ), hoặc để đầu tóc quá cầu kỳ. Không nên đeo nhiều đồ trang sức lòe loẹt. Không trang điểm đậm quá với nữ, nhưng cũng không nên để mộc.
Về cách đi đứng, ngồi, chào… Khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng Nhật bản, thường thì các bạn đã được nói qua trước buổi phỏng vấn. Tuy nhiên cần lưu ý lại là: Nghiêm túc, gọn gàng, lễ phép, ngăn nắp và có tinh thần tập thể (các bạn sao thì mình cũng nên vậy)
2. Giới thiệu bản thân đơn giản?
Giới thiệu không quá dài dòng và nên hiểu những gì mình nói để có thể nhấn, hoặc dừng đúng lúc. Phát âm tốt nhất nếu có thể.
Lưu ý: Thay vì lúng túng sợ sệt mất tự tin. Bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ khi giới thiệu và trả lời. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.
3. Bạn đã từng làm những công việc gì và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?
Đây là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: Việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; giám đốc khó tính; lương thấp cũng không nên nói ra.
Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Ở Công ty Nhật, nhân viên thường làm cả cuộc đời ở một nơi. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Do tôi muốn được làm gần nhà; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật / đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật.
4. Điểm mạnh của bạn là gì?
Khi được hỏi, bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó. Bạn đừng nên kể miên man, kể nhiều điều mà bạn chưa nắm rõ. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sâu, chuyên môn của nhà tuyển dụng thì nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ hỏi bạn đến cùng để xem kiến thức của bạn đạt đến như thế nào.
5. Nhược điểm của bạn là gì?
Nên nói về nhược điểm nào mà không ảnh hưởng tới công việc mình đang ứng tuyển. Ví dụ như đi làm Giàn giáo xây dựng mà mình lại nói sợ độ cao thì chắc chắn sẽ bị loại, hoặc làm về điện, điện tử mà lại nói “có lúc không tập trung” thì kết quả cũng vậy. Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
6. Tại sao bạn lại đi Nhật bản?
Nhiều bạn nói thẳng thắn quá: Vì thu nhập tốt ( tuy rằng ai đi lao động xuất khẩu Nhật Bản mà chả mong muốn như vậy), thì sẽ khá mất điểm đấy. Tuy rằng Xí nghiệp có thể lương cao, nhưng đặt ngược lại vấn đề: Nếu thu nhập không cao chắc hẳn bạn sẽ phát sinh trục trặc, mà điều này thì Công ty Nhật không hề muốn. Hoặc những câu trả lời không rõ quan điểm như “nghe nói… nên tôi muốn đi Nhật” cũng không tốt. Thường thì các bạn có thể trả lời ” Để học hỏi kinh nghiệm, để làm thêm kinh tế phụ giúp gia đình, để học tiếng Nhật, và yêu nước Nhật…”
7. Bạn có chịu được vất vả hay không?
Dĩ nhiên nếu công việc nhàn nhã thu nhập cao thì người Nhật Bản đã làm và không có cơ hội cho lao động xuất khẩu đến từ các nước kém phát triển như Việt Nam. Và bạn được tuyển đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản thì phải trong tinh thần sẵn sàng lao động, nhưng không phải việc nguy hiểm, quá độc hại cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên nếu trả lời khôn ngoan thì nên là ” Việc gì người Nhật bản làm được, tôi cũng có thể cố gắng làm tốt “…
8. Khi được hỏi ” bạn có muốn nói gì thêm không “
Thường thì các bạn sẽ lúng túng không biết nói sao, thậm chí bứt rứt mất tự tin. Vậy thì có thể trả lời ” cảm ơn, không”, nhưng tốt nhất là nên hỏi thêm một chút về công việc sắp tới, điều này thể hiện sự quan tâm tới công việc của bạn, hỏi thêm về công ty nhưng phải ngắn gọn. Cuối cùng bao giờ cũng phải cảm ơn nhà tuyển dụng Nhật bản, và có thể thì nói “tôi mong muốn được làm việc cho quý công ty, xin cảm ơn và hãy giúp đỡ tôi”. Việc thể hiện tình cảm và suy nghĩ cá nhân về nước Nhật cũng khá tốt.
Nếu các bạn có thể nói ngắn gọn bằng tiếng Nhật thì quá tốt, còn thường khi phỏng vấn các bạn vẫn có phiên dịch viên hỗ trợ.
Các bạn có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (ví dụ phụ mẫu không còn…) cũng được một số nhà tuyển dụng ưu ái. Tuy nhiên nếu gia đình đang có việc có thể ảnh hưởng tới công việc sau này bên Nhật thì không nên nói ra ( ví dụ mẹ đang ốm nặng… con không được khỏe), nếu có hỏi về việc chăm sóc bố mẹ, con nhỏ thế nào nếu trúng tuyển và đi xuất khẩu lao động sang Nhật thì cũng chuẩn bị sẵn phương án trả lời hợp lý nhất.
Xem thêm: Đơn hàng đi Nhật mới nhất
Mọi việc cần tư vấn thêm, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi trực tiếp