Mắt cận có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? Hay cận bao nhiêu độ thì không đi được xuất khẩu lao động Nhật Bản?…Là những thắc mắc chung của những người bị cận đang có mong muốn đi Nhật để làm việc.
Mắt cận có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Tất tần tật thủ tục hướng dẫn lấy nenkin lần 1, 2, 3 dễ hiểu nhất
- Cách gia hạn visa du học sinh tại Nhật Bản như thế nào?
- Hướng dẫn viết lý do xin chuyển tư cách lưu trú ĐẦY ĐỦ NHẤT
Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ bị cận thị, do sử dụng và tiếp xúc nhiều với máy vi tính, điện thoại, tivi,…hoặc có chế độ sinh hoạt không tốt, không bảo vệ mắt đúng cách. Điều này gây bất lợi cho công việc, và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, và trực tiếp tác động tới việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Nhiều bạn đã gọi đến Ms Lê: 098.689.4309, Ms Loan: 0989.746.988 để xin tư vấn về vấn đề mắt cận có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? Và Công ty XKLĐ Nhật Bản xin trả lời thắc mắc đó như sau:
Mắt cận có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đơn hàng sẽ yêu cầu thị lực, độ cận khác nhau quyết định bạn có thể tham gia đơn hàng đó hay không.
Để các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý như sau:
- Trong đơn hàng thường có yêu cầu về thị lực, ví dụ: thị lực tốt, 5/10, nghĩa là khi đi khám sức khỏe bạn sẽ được đo thị lực, nếu bạn đeo kính cận nhưng có thị lực 5/10 (tương đương với 1 độ) thì vẫn đi đơn hàng được.
Nhưng nếu yêu cầu: không bị cận, thì nghĩa là bạn không đeo kính, thị lực tốt từ 8/ 10 trở lên. Nếu bạn muốn tham gia đơn hàng, yêu cầu phải đi mổ mắt cận.
- Những bạn thị lực kém, khoảng 2 – 3/10 nhưng không đeo kính và vẫn sinh hoạt bình thường, cứ ngỡ là không vấn đề gì nhưng trước khi tham gia đơn hàng đi khám sức khỏe mới biết mắt mình không thể đáp ứng được đơn hàng như yêu cầu. Vì vậy, hãy đi đo mắt để biết chăm sóc đôi mắt của mình trước khi quá muộn.
- Một số đơn hàng đi Nhật yêu cầu kỹ về mắt, ví dụ: lắp ráp điện tử, cơ khí, may mặc,…(8/10); giàn giáo, cốp pha, thủy sản,…(6/10); các đơn hàng yêu cầu thị lực thấp như nông nghiệp, chế biến thực phẩm,…thị lực 4/10 là đã có thể tham gia đơn hàng.
- Thông thường, Công ty XKLĐ Nhật Bản yêu cầu thị lực 5/10 đối với Nam, 4/10 đối với Nữ là đủ điều kiện tham gia đơn hàng. Tuy nhiên, những đơn hàng nào yêu cầu thị lực cao chúng tôi sẽ lưu ý, nhấn mạnh để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, để tránh tình trạng lấy người lao động không đáp ứng yêu cầu để đủ quân số.
- Nếu có điều kiện người lao động có thể đi mổ mắt cận tại các bệnh viện uy tín như Bệnh viện mắt trung ương, Bệnh viện mắt quốc tế,…Chi phí dao động từ 15 triệu trở lên, tùy vào từng phương pháp mổ.
Để biết thị lực của mình bao nhiêu, các bạn có thể tự đo thị lực tại nhà bằng phương pháp Snellen sau đây:
– Đầu tiên, in bảng đo Snellen ra giấy A4. Tải file DPF: TẠI ĐÂY
– Tiếp theo, treo tờ giấy ngang tầm mắt bạn trong một căn phòng đầy đủ ánh sáng, nhưng không chói quá
– Dùng tay hoặc bìa catton che mắt để kiểm tra từng mắt một
– Hàng chữ thấp nhất mà bạn có thể đọc được một cách rõ ràng (mà không cần suy đoán), là giá trị tầm nhìn của bạn.
– Nếu bạn đang bị cận thị, có thể mang kính vào để kiểm tra lại khả năng tầm nhìn hiện tại. Còn không thì hãy cùng phân tích ý nghĩa của các phân số thôi.
Một người có tầm nhìn bình thường sẽ đọc được các chữ ở hàng số 8, khi đứng cách bảng một vị trí 2.9 mét. Tương đương vị trí 20 feet ở bảng Snellen to, thông thường. Ta nói mắt bạn có tầm nhìn 20/20.
Nhưng nếu một người có tật, hay các vấn đề khác về mắt chỉ đọc được rõ nhất hàng số 5 chẳng hạn; (giá trị 20/40). Ta nói rằng anh ấy có khả năng đọc được chi tiết từ vị trí 20 feet tương đương với người bình thường đọc cùng chi tiết đó ở vị trí 40 feet. Tương tự cho các phân số kia.
Còn các dòng 9,10,11 thì sao. Chúng thường ít khi được sử dụng, vì nếu bạn đọc được một trong các dòng đó ở vị trí 2.9 mét bằng mắt trần, bạn được xem là có tầm nhìn tốt hơn 20/20.
Phương pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo tại nhà, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mắt mình có vấn đề hoặc muốn có kết quả chắc chắn hãy đến các cơ sở, bệnh viện về mắt để được đo bằng máy, và làm theo hướng dẫn của bác sỹ.
Vậy là các bạn đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã có câu trả lời cho vấn đề: “Mắt cận có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?”. Tuy nhiên, để biết chắc chắn mình có đi được hay không, đừng ngần ngại nhận lời tư vấn chi tiết của chúng tôi để có những quyết định đúng đắn nhất!.