Ngày nay, nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019 gia tăng, nhiều công ty tư vấn XKLĐ Nhật Bản “mọc lên như nấm”, bên cạnh những công ty uy tín thì vẫn còn nhiều công ty làm ăn kiểu chộp giật, tuyển dụng đơn hàng đi Nhật “ảo”, mờ ám ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của người lao động.
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tốt không? Thực tế chứng minh rằng đi Nhật là cơ hội tốt để người lao động có việc làm với thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt, và có những trải nghiệm quý giá ở đất nước phát triển nhất nhì châu Á. Nếu lựa chọn đơn vị uy tín, được tham gia đơn hàng tốt thì chắc chắn người lao động có cơ hội phát triển. Nhưng thật không may thì không những tiền mất mà tật mang, khiến người lao động hoang mang về cơ hội lao động mà mình mong muốn. Dưới đây là 5 đơn hàng đi Nhật có dấu hiệu mờ ám cần phải tránh ngay!
Mục lục:
Đơn hàng đi Nhật của công ty môi giới “ma”
Công ty môi giới “ma” là công ty không được cấp phép tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Cục quản lý lao động ngoài nước. Do đó, khi tham khảo đơn hàng người lao động cần phải quan tâm đến công ty tuyển dụng được ghi trên đơn hàng sau đó tự mình hoặc nhờ người khác tra cứu thông tin cụ thể, chính xác xem đó có phải là công ty “ma” hay không?
Đơn hàng đi Nhật tuyển dụng cho Nghiệp đoàn
Nghiệp đoàn được hiểu là đơn vị trung gian tuyển dụng giữa công ty XKLĐ tại Việt Nam và đơn vị tiếp nhận lao động tại Nhật Bản. Việc tuyển dụng lao động thông thường phải qua Nghiệp đoàn, tuy nhiên hiện nay có nhiều Nghiệp đoàn thực hiện “om người”, nghĩa là tuyển dụng người nhưng sau đó mới đi tìm các công ty, xí nghiệp đang có nhu cầu nhân lực. Điều này khiến người lao động phải mòn mỏi chờ đợi không biết khi nào được xuất cảnh trong khi tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc vô nghĩa.
Do đó, khi được tư vấn đơn hàng đi Nhật người lao động cần chú ý các thông tin Nghiệp đoàn và Công ty tuyển dụng ngay ở phía đầu đơn hàng nhé!
Đơn hàng đi Nhật có phí quản lý Thực tập sinh quá cao
Phí quản lý được hiểu là khoản tiền khấu trừ từ tiền lương hàng tháng của người lao động cho Nghiệp đoàn và Công ty môi giới xuất khẩu lao động. Có nghĩa là mức lương thực nhận về tay của thực tập sinh = Tổng lương – phí quản lý – chi phí khác. Thông thường, phí quản lý sẽ rơi vào 5000 Yên/1 TTS/tháng, tuy nhiên nếu phí quản lý lên đến 20.000 Yên – 25.000 Yên thì người lao động cần phải xem xét lại.
Đơn hàng đi Nhật làm điều dưỡng nhận bằng cấp 3
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng viên tại Nhật Bản gia tăng, tuy nhiên chỉ áp dụng với người có bằng Trung cấp chính quy chuyên ngành điều dưỡng trở lên. Nếu người lao động nhìn thấy đơn hàng đi Nhật nào có thông tin yêu cầu bằng cấp 3 thì hãy cẩn thận nhé!
Đơn hàng đi Nhật có chi phí lớn và không rõ ràng
Trước khi ứng tuyển một đơn hàng nào đó, người lao động phải tìm hiểu các chi phí rõ ràng. Nếu người tư vấn liệt kê các khoản chi phí mập mờ, không rõ ràng, các khoản chi phí lớn vượt mức quy định thì người lao động cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng tránh trường hợp phát sinh các khoản chi phí sau khi họ đã nắm được “chuôi”.
Trên đây là 5 đơn hàng đi Nhật có dấu hiệu mờ ám mà người lao động cần phải lưu ý. Hy vọng rằng với nguyện vọng đúng đắn, người lao động sẽ có cơ hội tìm cho mình đơn hàng XKLĐ Nhật Bản 2019 phù hợp nhất!
- Đơn hàng Nhật Bản 2019 mới nhất
- Top đơn hàng XKLĐ Nhật Bản 2019 lương cao, đãi ngộ tốt nhất
HỖ TRỢ TƯ VẤN DU HỌC – XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
Ms.Loan: 098.974.6988 – Mr.Anh: 098.345.8808