Luật pháp Nhật Bản không bảo vệ tuyệt đối người lao động nhập cư dù nước này phải thuê người nước ngoài làm những công việc nặng nhọc trong bối cảnh dân số đang già hóa rất nhanh. Dẫu biết đến xứ người làm thuê những công việc vất vả nhất mà người bản địa không muốn làm, nhưng vì mục đich mưu sinh, kiếm thêm thu nhập, học tiếng, hoặc đơn giản là đến và ở lại Nhật bản, những lao động nước ngoài vẫn ùn ùn kéo đến mong đổi đời sau khi đi Xuất khẩu lao động.
Thực tế là ở Nhật bản, nhân quyền, thu nhập, chăm sóc y tế và điều kiện làm việc vẫn còn tốt hơn nhiều so với những khó khăn mà người lao động gặp phải khi mưu sinh ở đất nước mình, thường là những nước rất kém phát triển.
Nhập cư – vấn đề đầy chông gai tại Nhật Bản
Từ đầu tiên mà En, một lao động nhập cư Trung Quốc, học được khi bắt đầu làm việc tại công trường xây dựng ở Nhật Bản là “baka” – có nghĩa là “ngu ngốc”. Người nông dân 31 tuổi chỉ là một trong số 50.000 người Trung Quốc đăng ký tham gia vào chương trình được chính phủ Nhật Bản điều hành, với cam kết cho phép lao động nước ngoài kiếm tiền ngay tại thời điểm họ học nghề.
Giống như bất kỳ ai đặt chân đến nước Nhật để làm thuê, En hy vọng ngày rời đất nước này, anh sẽ kiếm một khoản tiền kha khá cùng với một nghề mà anh có thể dùng để mưu sinh tại quê nhà. Thế nhưng, cuộc sống mà anh phải chịu đựng gần như đang vượt quá sức chịu đựng, Daily Mail đưa tin.
Anh En chỉ là một trong số hàng chục ngàn lao động nhập cư người Trung Quốc tại Nhật Bản
“Các đồng nghiệp Nhật Bản luôn luôn dùng từ “kaba” với tôi. Tôi cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần”, En cho biết. Nhưng vấn đề của En không nằm ở chỗ anh phải chịu đựng những hành vi ức hiếp, cũng không phải do 2 giờ lao động mỗi ngày, mà nó nằm ở khoản tiền gần 9.000 USD mà gia đình anh đã vay để trả cho bên trung gian – điều kiện cần thiết để đưa anh sang Nhật.
“Tôi không thể về nước trước khi làm ra đủ tiền để trả nợ”, En nói thêm.
Sự già hóa dân số tại Nhật Bản đang đẩy nước này vào trạng thái vô cùng khan hiếm lao động phổ thông. Thế nhưng, luật pháp Nhật Bản lại tỏ ra kỳ thị người nhập cư.
Phân biệt đối xử
Theo chính phủ Nhật Bản, một bộ phận chiếm gần 2% dân số cả nước được xếp loại hàng ngũ “không phải người Nhật”. Và theo các nhóm bảo vệ nhân quyền, họ là những người bị lạm dụng nhiều nhất và ít khi hưởng sự bảo vệ của chính quyền.
Ông Ippei Torii là người luôn chỉ trích chương trình thu hút lao động nhập cư mà chính phủ Nhật Bản đang triển khai.
“Chương trình đào tạo nghề là một hệ thống buôn người, bóc lột sức lao động”, ông Ippei Torii, tổng thư ký của Mạng lưới Công đoàn Đoàn kết với người nhập cư Nhật Bản, cho hay.
Số liệu thống kê của chính phủ nước này gần đây cho thấy, 1/4 trong số 127 triệu dân Nhật Bản có độ tuổi trên 65 và tỷ lệ này có thể tăng đến 40% trong thập kỷ tới. Thực tế này có nguy cơ kéo nền kinh tế xuống bởi khoản thuế mà họ đóng góp thấp hơn rất nhiều so với các chi phí phúc lợi xã hội và y tế họ hưởng. Trong khi đó, tỉ lệ sinh thấp cũng đang làm tăng áp lực về dân số đối với nền kinh tế hàng đầu châu Á.
Lỗ hổng trong chương trình thuê và đào tạo lao động nhập cư
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1993, chính phủ Nhật Bản bắt đầu triển khai Chương trình Học viên thực tập kỹ thuật (TTIP)- Thực tập sinh kỹ năng. Chương trình cho phép hàng chục ngàn lao động nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia đến Nhật để làm việc trong các nhà máy sản xuất và các công trường xây dựng. Tuy nhiên, nhiều người tố cáo chương trình là trò lừa đảo với các “hợp đồng cắt cổ” và tình trạng khống chế thực tập sinh, đặc biệt là bằng cách tịch thu hộ chiếu của họ. Theo lời của Ippei Torii, “chính phủ đã không truy tố hoặc kết án các thủ phạm cưỡng bức lao động nhập cư”.
Chính phủ Nhật Bản bác bỏ cáo buộc, song họ thừa nhận một số vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát từ phía nguồn cung cấp nhân lực, như việc lao động nhập cư phải đóng các khoản tiền rất lớn cho bên môi giới trung gian trong khi chương trình không yêu cầu bất cứ khoản ký gửi nào.
Nữ lao động nhập cư Indonesia chiếm số đông trong đội ngũ chăm sóc những người già tại các viện dưỡng lão Nhật Bản.
Ngoài ra, các yêu cầu khắt khe đối với năng lực của lao động nhập cư, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc y tế, cũng đang bị chỉ trích, bởi đó là nguyên nhân khiến cường độ lao động của các nhân viên làm việc tại các viện dưỡng lão ở Nhật Bản trở nên quá cao.
Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố một kế hoạch mở rộng TTIP nhằm cho phép lao động nước ngoài sống ở Nhật Bản 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Số lượng người lao động nước ngoài cũng sẽ tăng nhằm phục vụ ngành xây dựng, ngành sẽ bùng nổ trước thế vận hội Tokyo 2020.