Tất cả các bạn Thực tập sinh – du học sinh mới sang đất nước Nhật bản sẽ cực kỳ bỡ ngỡ trước sự hoành tráng và phức tạp – tiện nghi của hệ thống giao thông công cộng. Việt tốt nhất để làm quen là hãy tìm hiểu trước ở nhà, nếu không muốn bị mất tiền, mất thời gian, đi nhầm hàng trăm km. Dưới đây là một số phương tiện chính trong hệ thống giao thông công cộng tại Nhật bản.
Mục lục:
Đường sắt và các loại đường sắt
Ðường sắt có tuyến JR do công ty cổ phần JR và đường sắt do tư nhân quản lý. Ngoài ra còn có đường xe điện ngầm, xe điện treo.v.v….
* Ðiều cần chú ý khi lên xe
– Khi muốn mua Futsu Kippu = Vé thường hay Kikyori Kippu = Vé đi gần thì mua ở máy bán vé tự động. Khi muốn mua Toikyori Kippu = Vé đường xa hay Tokyuken = Vé xe tốc hành thì mua ở quầy bán trong nhà ga (JR gọi là Midori no Madoguchi = Quầy bán vé màu xanh).
– Giá vé của trẻ em dưới 12 tuổi bằng nửa người lớn. Nhưng tuy 12 tuổi mà đã là học sinh trung học thì phải trả bằng tiền cước của người lớn.
– Trẻ em dưới 6 tuổi mà đi cùng với 1 người lớn thì miễn phí (số người được miễn phí khác nhau tùy theo các công ty đường sắt).
– Ngoài vé thường, còn có loại vé nhiều lượt, vé định kỳ và thẻ trả trước.
Vào ga tàu, bạn tự nhét vé vào máy soát vé tự động, máy sẽ đánh dấu và kiểm tra tiền vé thiếu/đủ khi bạn ra khỏi ga. Nếu lỡ mua vé chặng ngắn hoặc chặng dài khác với ga đến mong muốn, bạn Thực tập sinh có thể đổi vé tại quầy hoặc nhờ nhân viên trên tùa tính thêm tiền / trả tiền thừa.
Xe gắn máy nhỏ và xe đạp
Ðăng ký xe gắn máy cỡ nhỏ (dưới 125cc)
Xe gắn máy cỡ nhỏ đăng ký ở tòa hành chánh nơi cư trú.
* Xe gắn máy dưới 50cc và xe đạp
Theo nguyên tắc, chạy phía bên trái. Trước khi lên xe chạy cần coi lại thắng, ban đêm thì coi lại đèn xe. Không nên chở đôi vì sẽ vi phạm luật lệ giao thông.
* Ðăng ký phòng tội phạm
Bohan Toroku = Ðăng ký phòng tội phạm cho xe đạp đã trở nên nhiệm vụ của người có xe đạp. Khi mua xe đạp, hãy làm thủ tục này ở tiệm.
* Khu vực cấm để xe
Nếu để xe đạp hay xe gắn máy ở Hochi Kinshi Kuiki = Khu vực cấm để xe sẽ bị mang đi nơi khác. Nếu bị mang đi nơi khác, trong vòng 1 tháng phải đến nơi bảo quản để nhận lại. Khi đó cần phải trả tiền chở đi (phí bảo quản).
Lưu ý nếu bạn không đội mũ bảo hiểm sẽ bị cảnh sát giao thông dừng xe và phạt ngay.
Xe buýt
* Khi lên xe buýt
Ðiểm đến của xe buýt có ghi ở mặt trước của xe buýt. Tuyến đường đi và trạm ghé khác nhau tùy theo công ty xe buýt và tuyến xe buýt cho nên cần coi kỹ trước khi lên xe.
Khi đi xe buýt, nên chuẩn bị tiền cắc.
* Ðiều cần chú ý khi lên xe
– Cước xe buýt có tuyến thống nhất một giá và có tuyến tính theo đoạn đường gần hay xa.
– Cước xe buýt phải trả khi lên hay xuống xe.
– Khi muốn xuống, chỉ cần bấm chông báo xuống gắn ở trước mặt trước khi xe đến [Teiryojo = Trạm xe].
– Học sinh tiểu học chỉ trả phân nữa giá cước, từ trung học trở lên phải trả giá cước của người lớn.
– Trẻ em dưới 6 tuổi mà đi cùng với 1 người lớn thì miễn phí (số người được miễn phí khác nhau tùy theo công ty xe buýt.
– Xe buýt còn có vé định kỳ, vé nhiều lượt, thẻ trả trước và có chế dộ giảm cước cho người cao niên.
Xe taxi
* Khi sử dụng taxi
Trước những nhà ga lớn thường có bến xe taxi.
Khi muốn đón taxi ở ngoài đường thì chỉ cần giơ tay ra. Cũng có thể gọi taxi bằng điện thoại qua công ty xe taxi. Khi đó có trường hợp Bạn phải trả tiền đoạn đường mà taxi đã chạy tới rước Bạn.
Cửa xe taxi là cửa tự động cho nên mở hay đóng Bạn hãy để cho tài xế.
* Cước phí
Cước xe taxi được ghi trên mặt đồng hồ tính tiền gắn ở trước mặt. Không cần trả huê hồng.
Bạn phải trả thêm tiền nếu dùng taxi quá khuya hay quá sớm, tiền cao tốc.
* Nếu bỏ quên đồ trong taxi
Trường hợp bỏ quên đồ trong taxi, xin liên lạc với công ty xe taxi đó.
Lưu ý chi phí taxi ở Nhật khá đắt đỏ, và tính chi phí ngay khi khách mở cửa vào xe. Vậy nên các bạn Thực tập sinh nên lưu ý để tránh mất tiền oan
Tai nạn và bảo hiểm
* Khi gặp tai nạn giao thông
– Chuyển xe đến nơi an toàn và tắt máy
– Khi có người bị thương, hãy gọi xe cấp cứu (số 119)
– Liên lạc với sở cảnh sát cho biết có tai nạn giao thông (số 110)
– Ghi lại tên, địa chỉ, số điện thoại, số xe của đối phương
– Nếu có người chứng kiến, cần xin họ tên và địa chỉ của người đó
– Liên lạc với công ty bảo hiểm
* Jidosha Songai Baisho Seki-nin Hoken = Bảo hiểm bồi thường thiệt hại xe hơi
(gọi tắt là Jibaiseki Hoken)
Ðây là bảo hiểm xe hơi bắt buộc phải gia nhập theo luật pháp.
* Nin-i Hoken = Bảo hiểm tự ý
Khi số tiền bồi thường quá cao vượt qua giới hạn bồi thường của Jibaiseki Hoken = Bảo hiểm xe hơi thì bảo hiểm
tự ý sẽ trả phần còn lại.
* Kotsu Saigai Kyosai = Tiền tài trợ tai nạn giao thông
Có một số địa phương có chế độ cứu tế của cư dân. Lúc nào cũng có thể xin gia nhập.
Cổng thông tin Xuất khẩu lao động Nhật bản – Thực tập sinh kỹ năng Nhật bản – Tuyển dụng lao động –Tu nghiệp sinh Nhật bản – Học tiếng Nhật và Tìm hiểu Văn hóa Truyền thống Nhật Bản – Thông tin Chính xác, trung thực
Các bạn Thực tập sinh Nhật bản quan tâm đến chương trình Xuất khẩu lao động của Công ty TMS Nhân lực xin liên hệ:
098345 8808
Hoặc đăng ký trực tuyến Tại đây