Nguồn lực được coi là giá trị nhất của Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng khi tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi của nước này ngày càng giảm.
Dân số Nhật Bản đang già hóa
Dân số Nhật ngày càng già và đó là lý do vì sao rất nhiều người cao tuổi của nước này vẫn phải tham gia vào lực lượng lao động. Mặc dù Nhật Bản đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65, thế nhưng, nhiều người quá tuổi nghỉ hưu vẫn phải làm việc do chủ lao động yêu cầu hoặc đơn giản do lương hưu của họ không đủ sống.
Nhật Bản hiện là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới tuy nhiên đây không phải là việc đáng mừng. Việc có hơn 23% dân số Nhật là người già trên 65 tuổi đang đẩy nước này vào tình trạng thiếu lao động trẻ trầm trọng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: “Điểm mấu chốt trong việc tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là phải xây dựng được một lực lượng lao động trẻ và có năng lực. Và để làm được điều đó chúng ta phải tăng được tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm bằng cách đưa ra các chính sách hỗ trợ về kết hôn, sinh con và nuôi con cho các cặp vợ chồng trẻ”.
Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, nếu Nhật Bản không thay đổi các chính sách lao động ngay lúc này thì chỉ 10 năm nữa, tổng lực lượng lao động của Nhật sẽ giảm đến 10%.
Do thiếu hụt lao động mà Nhật bản đang phải tiếp nhận ngày càng nhiều lao động xuất khẩu đến từ các nước kém phát triển như Việt nam, Nepal, Phillipin,… ( dưới hình thức Thực tập sinh – tu nghiệp sinh kỹ năng đến Nhật bản ) và tiếp nhận nguồn lao động trẻ có bố mẹ, ông bà là người Nhật bản đến từ Braxin.
Chính sách lao động của chính phủ Nhật bản sẽ có thay đổi ngày càng có lợi hơn cho lao động đến từ nước ngoài, từ thời hạn hợp đồng, các quy định về bảo vệ người lao động và chính sách phối hợp quản lý giữa Nhật bản và nước sở tại cung ứng lao động.