Năm 2014, Nhật đặt hàng tuyển nhiều thợ may từ Việt nam để thay thế lao động một số nước. Đây là cơ hội lớn cho lao động VN có nhu cầu Xuất khẩu lao động sang Nhật theo chương trình Thực tập sinh Nhật bản.
Ông Nguyễn Gia Liêm, trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật, cho biết một số nước xuất khẩu lao động cao như Trung Quốc đang giảm dần số lượng vì nền kinh tế của họ phát triển mạnh, nhu cầu trong nước tăng cao. Phía Nhật bản cần dụng số lượng lớn lao động thay thế và họ chọn Việt Nam để tuyển dụng theo diện Thực tập sinh Nhật bản. Đây là một cơ hội tốt nhưng cũng là thách thức lớn vì thị trường lao động Nhật khá khắt khe.
Đơn hàng nhiều, lương cao
Ông Vũ Quang Luân, trưởng chi nhánh Nhật Bản của Công ty Sovilaco, cho hay trong ba năm qua chi nhánh đã đưa được hơn 300 thợ may qua Nhật. “Năm nay các doanh nghiệp Nhật muốn tuyển nhiều hơn nhưng chúng tôi chỉ dự kiến tuyển dụng và đưa qua Nhật khoảng 100 lao động. Thực tế nhu cầu rất cao nhưng nguồn cung rất khó tuyển” – ông Luân nói.
Ông Đàm Trung Bắc, tổng giám đốc Công ty XKLĐ Gmas, cho hay đã sơ tuyển được khoảng 30 hồ sơ lao động đi Nhật chờ ngày phỏng vấn. “Chúng tôi cần trên 100 hồ sơ dự tuyển nhưng đến nay vẫn chưa đủ” – ông Bắc chia sẻ. Bà Dương Thị Thu Cúc, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ dầu khí Sài Gòn nhân lực, cũng cho hay nhiều nghiệp đoàn đặt hàng tuyển lao động may sang Nhật. Công ty chỉ dám chọn những đơn hàng có điều kiện tốt cho người lao động để tuyển dụng, đưa đi.
Cả ông Vũ Quang Luân và ông Đàm Trung Bắc đều cho biết mức lương trong lĩnh vực thợ may ở Nhật khá cao, bình quân thu nhập từ 110.000 yen/tháng trở lên (tương đương 23 triệu đồng/tháng, chưa kể làm thêm).
Một doanh nghiệp lớn về Tuyển dụng Thực tập sinh đi Nhật bản tại Hà Nội là Công ty Cổ phần TMS Nhân lực cũng đưa được 50 lao động may sang Nhật trong năm 2013 và dự kiến trong năm 2014 con số này sẽ là 100 Thực tập sinh Nhật bản nghề may.
Mức lương khá cao trong khi chi phí đi ở mức vừa phải. Các doanh nghiệp đang tuyển lao động trong lĩnh vực thợ may cho hay mức thu phí của họ dao động từ 3.700-4.500 USD/người (riêng khu vực phía Bắc theo tiết lộ của người lao động là không dưới 7.000 USD – PV). Điều kiện để qua Nhật Bản làm thợ may cũng khá đơn giản: độ tuổi từ 18-28, có kinh nghiệm hai năm trong nghề, không bệnh tật, tiền án tiền sự. Sau khi được sơ tuyển sẽ được dạy thêm nghề may và tiếng Nhật. Theo ông Nguyễn Gia Liêm, do nhu cầu cao, nhiều công ty ở Nhật đã gia hạn độ tuổi lên đến 40, miễn là có tay nghề thành thạo. Yêu cầu trình độ học vấn cũng đơn giản với các Thực tập sinh có thể chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 là có thể tham gia thi tuyển đơn hàng và làm thủ tục xin visa xuất cảnh sang Nhật bản.
Các bạn Thực tập sinh thi tuyển đơn hàng may tại Công ty TMS Nhân lực
Khó tuyển người
Theo Công ty Gmas, dù đã làm nhiều cách để tuyển dụng như liên hệ với các văn phòng giới thiệu việc làm, rải tờ rơi quanh các khu công nghiệp – khu chế xuất… nhưng đến nay chỉ được khoảng 30 hồ sơ/tổng số cần tuyển là 100 hồ sơ. “Không như các đơn hàng lĩnh vực cơ khí, điện tử… tuyển được bao nhiêu đi bấy nhiêu, trong lĩnh vực thợ may cần 50 người thì phải sơ tuyển trên 100 hồ sơ để họ phỏng vấn, chọn lựa” – ông Đàm Trung Bắc nói.
Bà Dương Thị Thu Cúc cho hay điều kiện “kinh nghiệm hai năm trong nghề” mà người Nhật yêu cầu là khó nhất. Họ tổ chức thi tay nghề các đường may rất phức tạp, theo công nghệ Nhật Bản khiến nhiều lao động dù làm nghề may lâu năm cũng bó tay. “Có thợ may đã làm năm năm nghề may trong khu chế xuất dự thi phần tay nghề cũng không vượt qua được” – bà Cúc kể lại.
Tuy nhiên, cũng có những công ty có cách làm hay nên tuyển được số lượng lao động không đến nỗi tệ. Ông Vũ Quang Luân cho biết để thực hiện các đơn hàng tuyển dụng thợ may, phía Nhật đã đầu tư cho chi nhánh 17 máy may theo công nghệ Nhật. Ngay cả nguyên liệu thực hành cũng đưa từ Nhật qua, người lao động làm quen với hệ thống và nguyên liệu máy móc Nhật nên cơ hội thi đậu là rất lớn. Tuy nhiên việc làm quen với máy , nguyên liệu từ Nhật và sản phẩm may theo kiểu Nhật bản đòi hỏi người lao động phải đầu tư thời gian cho việc học và luyện tay nghề thực hành, đây cũng là điểm yếu của lao động xuất khẩu việt nam nói chung với tâm lý nóng sốt, nhiều lao động chỉ muốn thi ngay chứ không muốn tham gia học nghề trước khi thi tuyển.
Thi tuyển Đơn hàng may – Thực tập sinh Nhật bản tại Công ty TMS Nhân lực
Ít thợ giỏi
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP.HCM, cho biết làn sóng tuyển thợ may qua Nhật bản tăng cao trong những năm qua là tín hiệu đáng mừng cho người lao động Việt Nam. Nếu xuất qua Nhật Bản càng nhiều thì đội ngũ thợ may Việt Nam tiếp cận được công nghệ hiện đại, văn hóa công nghiệp và cả tiếng Nhật. Khi trở về họ là đội ngũ lao động thợ may giỏi.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc tuyển lao động thợ may qua Nhật cũng không dễ. Số lượng thợ may của Việt Nam trong các KCX-KCN là rất lớn nhưng chỉ toàn thợ may giản đơn, khó đáp ứng điều kiện của người Nhật. Những người giỏi thì đã lớn tuổi và có thu nhập tạm ổn nên không muốn đi. Đây là bài toán nghịch lý của nguồn nhân lực.
( Nguồn Tuổi trẻ )