Tại sao nước Nhật phải chịu nhiều động đất đến vậy, khi động đất làm thế nào?

Người Việt tại Nhật bản và các bạn thực tập sinh kỹ năng, du học sinh đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động hay học tập tại Nhật bản đang rất lo ngại khi có các trận động đất lớn xảy ra tại Nhật gần đây. Thực chất động đất có xảy ra nhiều ở Nhật nhưng số lượng thương vong khá thấp, chưa có thông báo nào vè trường hợp người Việt thiệt mạng hay mất tích do động đất tại Nhật bản. Các nhà máy tại Nhật cũng bị ảnh hưởng nhưng việc tiếp nhận hay tuyển dụng lao động, du học sinh đi Nhật bản vẫn diễn ra bình thường. Về động đất, chúng tôi cung cấp một số thông tin cần thiết để các bạn nắm được.

Tại sao Nhật bản hay bị động đất?

Sáng ngày 16/4 vừa rồi một trận động đất có cường độ 7 độ richter đã làm rung chuyển miền Nam Nhật Bản, tiếp theo trước đó chưa đến 2 ngày, ngày 14/4 một trận động đất mạnh không kém tới 6,2 độ richter cũng xảy ra ở đây tại thành phố Kumamoto, đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản. Các trận động đất liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của 42 người, làm bị thương hàng trăm người khác, nhiều nhà máy công nghiệp sản xuất lớn đã phải đóng cửa dây chuyền như Toyota, Sony, Honda… 

Hàng chục ngàn nhân viên cứu hộ và quân đội đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích và hỗ trợ tại vùng xảy ra thảm họa. Thủ tướng Nhật cũng đã chỉ đạo khẩn cấp khắc phục thiên tai tại địa phương này.

Rất may là ba nhà máy hạt nhân ở khu vực này không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên sân bay, đường cao tốc và đường sắt đến khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề và sân bay phải đóng cửa các chuyến bay thương mại nhiều ngày.

Đã có hơn 500 dư chấn kể từ hôm 16/4 trong đó khoảng 70 là ở cấp độ 4, theo thang đo của Nhật Bản, đủ mạnh để làm rung lắc các tòa nhà.

Mức độ thiệt hại về nhân lực như vậy là rất thấp so với các nước khác và so với thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011. Vậy tại sao đất nước Nhật Bản lại phải hứng chịu quá nhiều trận động đất như vậy.

Nguyên nhân là do Nhật Bản nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới. “Vành đai” này thực tế là một khu vực có hình giống như vành móng ngựa bao vòng quanh Thái Bình Dương, nơi mà nhiều trận động đất của thế giới và sự phun trào của núi lửa xảy ra. Ngay sau trận động đất tại Nhật, hôm 17/4, trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở Ecuador đã khiến 480 người chết, hơn 4.000 người bị thương, hàng chục ngàn người mất nhà cửa. Đây là thảm họa tồi tệ nhất 60 năm qua tại nước này. Đất nước này cũng nằm trong cái gọi là “Vành đai lửa” nói trên. Tháng 3/1987, Ecuador từng hứng chịu trận động đất 7,2 độ richter khiến 1.000 người chết. Năm 1949, hơn 5.000 dân nước này cũng thiệt mạng vì động đất.

Trong vành đai này, nhiều mảng kiến tạo – bao gồm mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới đáy Thái Bình Dương và mảng lục địa Philippines – kết hợp lại và va chạm. Tại đây mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines dịch chuyển và va chạm tại nên các trận động đất. “Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau , ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo đã tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác”. Chuyện núi lửa phun trào tại Phlippin và Indonesia là thường xuyên xảy ra cũng do hiện tượng này.

Trận động đất 7,0 độ richter do va chạm giữa 2 mảng kiến tại là một trong những trận động đất lớn nhất gần đây ở khu vực phía Nam Nhật Bản. Trước đó trận động đất lớn nhất 6,7 độ richter xảy ra vào ngày 20/3/1939. Rất may mắn là trận động đất này không gây ra sóng thần do trận động đất 16/4 là trận động đất cạn – tâm chấn ở độ sâu khoảng 10km.

Trong thời gian tới chắc chắn sẽ tiếp tục có các dư chấn nhưng cường độ và thời gian xảy ra thì khoa học chưa dự báo được.

Khi xảy ra động đất, phải làm gì?

Việt nam khá là xa lạ với động đất do hầu như không có hoặc nếu có chỉ là động đất cường độ nhẹ không cảm nhận được, hay là do ảnh hưởng lan truyền từ động đất ở các nước khác lan tới. Đến Nhật bản, nhiều người Việt, nhất là các bạn du học sinh hay thực tập sinh kỹ năng đi xuất khẩu lao động Nhật bản hầu như không được chuẩn bị trước kiến thức đối phó với động đất. Trong khi nếu được trang bị kiến thức ứng phó, rủi ro sẽ thấp đi rất nhiều, các bạn có thể thấy tại sao số lượng thương vong tại Nhật thấ hơn hàng chục lần so với Ecuador dù cường độ động đất là tương đương. Vậy các bạn du học sinh hay thực tập sinh, xuất khẩu lao động Nhật bản cần làm gì khi xảy ra động đất, dưới đâu là một số hướng dẫn :

1. Nếu bạn là chui xuống gầm bàn làm việc hoặc ô tô, bạn sẽ bị nghiền nát nếu bàn yếu, có thể ngồi bên cạnh bàn để bàn tạo ra khoảng trống cho bạn.

2. Với động vật nuôi, phản ứng của chúng khi có dư chấn là cuộn tròn mình trong tư thế của một bào thai, bạn cũng nên làm theo cách này. Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một ghế sofa, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống bên cạnh nó.

3. Các toà nhà gỗ an toàn nhất nếu có động đất. Nếu nhà gỗ sụp đổ, nhiều khoảng trống được tạo ra để bạn có thể tồn tại chờ cứu hộ.

4. Nếu bạn đang ngủ trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là bạn phải lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường.

5.Tuyệt đối không đứng dưới ô cửa và rầm cửa, cửa kính khi động đất xảy ra,chúng sẽ đổ sụp và cắt vào người bạn.

6. Không nên đi đến cầu thang. Ngay cả khi cầu thang không bị sụp đổ bởi trận động đất, chúng có thể sụp đổ sau khi quá tải bởi những người bỏ chạy hoặc tự sụp sau đó.

6. Trong các phòng làm việc với rất nhiều giấy chất đống lên nhau, khi động đất xảy ra, khoảng trống lớn được tạo ra quanh những đống giấy này. Đó cũng là một loại “tam giác cuộc sống” cứu mạng bạn khi bạn ở trong tình huống này.

7. Bạn ở ngoài đường thì tránh xa các tòa nhà và dây điện.

8. Không đi thang máy khi có động đất, sẽ bị kẹt ngay lập tức.

9. Tránh xa các vật nặng treo cao, hoặc tránh xa đèn điện và dây điện trong nhà.

Chung quy lại bạn cần tìm một nơi mà hi mọi thứ sụp xuống, chỗ này có thể tạo ra một khoảng trống không đè vào bạn để có thể bảo vệ cơ thể và hít thở chờ cứu hộ.