Thông tin về công việc ngành cơ khí Nhật Bản 2017
Đi ngành cơ khí Nhật Bản thì làm những công việc gì?
Yêu cầu tuyển dụng ra sao?
Làm việc theo ngành cơ khí sau khi về Việt Nam có triển vọng không?
Những khó khăn của lao động ngành cơ khí Nhật Bản 2017?
Tư vấn cho em tất tần tật những gì liên quan đến ngành cơ khí Nhật Bản 2017?
Đó là những thắc mắc, cũng chính là sự quan tâm của đông đảo các lao động trẻ có nguyện vọng làm việc trong ngành cơ khí Nhật Bản 2017, đã gửi tới Mr Anh: 098.345.8808, Ms Loan: 0989.746.988 với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, bình thường có, lo lắng có,..nhưng trên hết là các em muốn tìm hiểu rõ ràng trước khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Các em thân mến!
Ngành cơ khí là một trong những ngành “hot” tại Nhật Bản cùng với xây dựng, thực phẩm,…có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí không còn là điều mới mẻ, cũng có hàng trăm lao động Việt Nam xuất cảnh ngành nghề này mỗi năm, nhưng dù sao các em cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng để có một tương lai tốt đẹp.
Trong bài viết này, Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ đưa ra một số thông tin CHÍNH THỨC và CHÍNH XÁC về các vấn đề liên quan đến công việc ngành cơ khí Nhật Bản 2017, để các em có những quyết định đúng đắn nhất.
1.Nhu cầu tuyển dụng ngành cơ khí Nhật Bản 2017 lớn không?
Rất lớn vì cơ khí là ngành công nghiệp MŨI NHỌN của Nhật Bản. Hơn thế nữa, 2020 Nhật Bản sẽ đăng cai thế vận hội Olympic nên nhu cầu tuyển dụng lao động càng lớn hơn.
2.Yêu cầu tuyển dụng chung của đơn hàng cơ khí Nhật Bản 2017 như thế nào?
Độ tuổi | 20 – 35 |
Thể lực, sức khỏe | Yêu cầu cao về sức khỏe, đặc biệt đối với các ngành đúc, dập, uốn kim loại |
Học vấn | – Lao động phổ thông: tốt nghiệp cấp 2 trở lên
– Kỹ sư, kỹ thuật viên: tốt nghiệp trung cấp ngành cơ khí trở lên (tùy đơn hàng)
|
Kinh nghiệm | – Lao động phổ thông: không yêu cầu kinh nghiệm, tay nghề
– Kỹ sư, kỹ thuật viên: yêu cầu kinh nghiệm, tay nghề |
Hình thức thi tuyển | – Phỏng vấn trực tiếp
– Thi tuyển tay nghề – Kiểm tra thể lực (tùy đơn hàng)
|
3.Thời gian làm việc, làm thêm
Theo pháp luật Nhật Bản quy định:
- Thời gian làm việc cơ bản: 8 tiếng/ngày
- Tăng ca: tối thiểu 2 tiếng (tùy thuộc yêu cầu của Chủ sử dụng lao động)
4.Chế độ phúc lợi
- Được đóng bảo hiểm y tế, tai nạn lao động
- Được cung cấp bảo hộ lao động theo chuẩn an toàn lao động
5.Mức lương
- Mức lương dao động từ 150,000 – 170,000 yên/tháng ( khoảng 30 – 35 triệu)
- Tiền lương làm thêm tăng ca ngày thường = 130% tiền lương cơ bản
- Tiền lương làm thêm ngày lễ,tết = 200% tiền lương cơ bản
6.Đi ngành cơ khí thì làm công việc gì?
- Làm các công việc liên quan đến cơ khí, bao gồm: dập kim loại, đúc thép, gia công cơ khí, lắp ráp linh kiện điện tử,…
- Làm việc theo diện kỹ thuật viên, kỹ sư cơ khí
7.Những khó khăn của công việc cơ khí
- Môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiều tiếng ồn khi ở lò hay ở trong các công xưởng nhiệt độ cao
- Công việc tương đối vất vả, đòi hỏi thể lực tốt
- Yêu cầu lao động phải tỉ mỉ, có khả năng đo đạc, đọc các số liệu kỹ thuật
- Phần lớn các đơn hàng cơ khí đòi hỏi có tay nghề cao
Vì vậy, đối với các đơn hàng như đúc, tiện, uốn kim loại, gia công cơ khí,…sẽ phù hợp với các bạn NAM, còn các đơn hàng như dập kim loại, lắp ráp điện tử,…sẽ phù hợp với các bạn NỮ.
8.Triển vọng nghề nghiệp của ngành cơ khí
Hầu hết những bạn tham gia các đơn hàng cơ khí đều có nền tảng kiến thức về cơ khí, rất muốn trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Không những có mức thu nhập tốt, mà các em còn tích lũy rất nhiều kinh nghiệm.
Sau khi về nước, các em có thể làm việc trong các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam hoặc các công ty trong nước cần tiếng Nhật. Hoặc có thể tự mở một xưởng cơ khí với số vốn tích lũy trong tay từ 500 – 900 triệu đồng.
Ngành cơ khí Nhật Bản vẫn đang “hót hòn họt”, là cơ hội để các em có thể vươn mình ra biển lớn. Hãy cân nhắc thật cẩn thận và quyết định theo trái tim mình nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội tốt nhé!
Mọi thông tin về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ:
|