Kể từ tháng 5 vừa qua, các cuộc đàm phán giữa đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và lãnh đạo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Algeria (SONATRACH) đã diễn ra tại thủ đô Algiers của Algeria để bàn về việc nhóm nước này tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Algeria để tránh phụ thuộc vào nước Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Thi công đường ống dẫn khí đốt Sahara – Địa Trung Hải – Châu Âu
Các bộ trưởng năng lượng của ba nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp đã đưa ra lộ trình về tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Algeria – quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ 10 trên thế giới sau cuộc họp cấp cao ngày 30-6.
Khí đốt tự nhiên của Algeria sẽ được chuyển tiếp từ Tây Ban Nha đến Pháp bằng hệ thống đường ống mới mang tên Midcat, vượt qua biển Địa Trung Hải với chiều dài 200km, đi qua dãy núi Pyrénées.
Hiện đã có hai tuyến đường ống khí đốt nối Algeria với châu Âu là đường ống Galsi nối tới Italy và đường ống Medgaz nối tới Tây Ban Nha.
Trong một cuộc họp báo mới đây, Cao ủy EU về năng lượng Miguel Arias Canete cho biết EU đang tìm cách thuyết phục Công ty dầu khí quốc gia Algeria SONATRACH “mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài” trong vấn đề khai thác và phát triển năng lượng dầu khí.
Algeria đã xuất khẩu khoảng 25 tỷ m3 khí đốt bằng đường ống trong năm 2013, thấp hơn một nửa so với khả năng dự tính 54 tỷ m3 của nước này.
Cũng trong năm 2013, Algeria đã xuất khẩu 46,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, trong đó 45% sang Italy và 25% sang Tây Ban Nha.
Nền kinh tế Algeria, với trữ lượng dầu lớn nhất ở châu Phi, chủ yếu có nguồn thu từ lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 35% của tổng sản phẩm trong nước (GDP) và gần 68% tổng xuất khẩu của họ. Đây cũng là một trong ba quốc gia sản xuất dầu hàng đầu ở châu Phi và có dự trữ dầu mỏ khoảng 12,2 tỷ thùng.
Lợi nhuận từ dầu khí của Algeria trong 20 năm gần đây, sau khi ổn định chính trị và dập tắt các phong trào Hồi giáo cực đoan , ổn định đất nước, đã đem lại sức sống mới cho nền kinh tế Algeria. Chính phủ Algeria cũng đã trích lợi nhuận từ dầu khí để nâng cao đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội, gần đây nhất là chương trình phúc lợi khổng lồ ” Xây dựng 2 triệu căn nhà xã hội cung cấp miễn phí cho người dân thu nhập thấp “.
Hệ quả của chương trình này là việc hợp tác xuất khẩu lao động Việt nam – Algeria đang có bước tiến mới với một loạt Hợp đồng phái cử lao động trong ngành xây dựng của Việt nam sang Algeria làm việc. Gần đây nhất Thủ tướng CP Việt nam cũng đã công du Algeria để ký kết nhiều hợp đồng hợp tác về Dầu khí và xây dựng – phát triển hạ tầng giữa hai nhà nước.