Để có thể gọi tên các tháng trong tiếng Nhật theo lịch hiện đại chỉ cần biết đếm từ 1 – 12 và thêm chữ ~月 GATSU vào phía sau là đủ.
Tuy nhiên, đối với lịch âm mà người Nhật cổ sử dụng, mỗi tháng trong năm mang các tên riêng để nói lên đặc trưng của tháng đó. Tìm hiểu các tên này để có thể thấy người Nhật có những cái nhìn rất tinh tế đối với từng khoảng thời gian trong 1 năm.
Tháng Một, ai cũng biết là Ichigatsu (1月), nhưng còn một cách gọi khác nữa là Mutsuki (睦月- Hòa Nguyệt). Có nhiều thuyết giải thích cho tên gọi này, nhưng thuyết phục nhất vì đó là tháng đầu năm, mọi người trong gia đình tụ tập lại tiệc tùng ăn uống (Tết mà), ai cũng cố gắng vui vẻ, đối xử hòa nhã với nhau. Nên tháng này được người Nhật xưa đặt cho tên Hòa Nguyệt. Ngoài ra còn có thuyết khác là do biến âm của từ 実月 – Thực Nguyệt, là tháng bắt đầu ngâm hạt giống vào nước chuẩn bị gieo, và được đọc thành Mutsuki(稲の実を初めて水に浸す月で� ��「実月」(むつき)が転じたとする 説。). Lại có thuyết khác cho rằng Mutsuki là một cách đọc biến âm của từ Mototsuki 元月 – Nguyên Nguyệt, tức tháng đầu tiên của năm.
Tháng Hai ở Nhật thường là tháng lạnh nhất trong năm, nên phải mặc thêm nhiều áo ấm, bởi vậy nó có tên nữa là Kisaragi . Viết là 如月- Như Nguyệt, nhưng do đọc là Kisaragi – 衣更着(きさらぎ)(Y CANH TRƯỚC), tức mặc thêm quần áo, nên cách giải thích này được nhiều người chấp nhận. Lại có cách giải thích của những người gắn bó với các hiện tượng tự nhiên rằng, tháng Hai, khí mặt trời bắt đầu xuất hiện, cỏ cây cũng sửa soạn vươn cao, chuẩn bị đâm chồi nảy lộc, tiếng Nhật là 草木張月(くさきはりづき)(THẢO MỘC TRƯƠNG NGUYỆT), rồi được biến âm thành Kusaragi. Người khác thích chim chóc lại nói đó là do từ tháng Tám chim Nhạn, tháng Hai chim Yến bay về nên gọi là hiện tượng Trùng Lai, 来更来(きさらぎ)(LAI CANH LAI).
(前年の旧暦八月に雁が来て、更に燕� ��来る頃であるから「来更来」(きさ らぎ)
Tháng Ba…”mùa con ong đi lấy mật”… Sangatsu(3月), tiết xuân ấm áp tràn về nên cỏ cây tưng bừng hân hoan chào đón, hé nở những lộc xuân, những chồi non xanh mơn mởn. Bởi vậy mà tháng Ba còn được gọi là Yayoi 弥生(やよい)- DI SINH – tức tất cả vạn vật trong đất trời bắt đầu cuộc sống mới. Đặc biệt ở Nhật, đây là thời điểm chuyển mốc một năm rất đáng nhớ. Là tháng cuối cùng của kỳ nghỉ Xuân, trường học bắt đầu từ tháng Tư, năm tài chính của Nhật cũng kết thúc vào tháng Ba, và bắt đầu vào tháng Tư, nên chuẩn bị cho năm học mới, cho năm tài chính mới ai ai cũng tất bật. Người thì lo chuyển nhà vì con chuyển trường, bố mẹ chuyển chỗ làm, các cô cậu Tú đậu đại học, sinh viên tốt nghiệp chuẩn bị đi làm….
thang4.jpg
Tháng Tư tiết trời ấm dần lên, gió thổi mang theo hương mùa xuân. Mọi người có thể quên đi chiếc áo khoác dày, thay vào đó những bộ nhẹ nhàng hơn. Tháng này cùng với tâm trạng nô nức mùa tựu trường, khắp nơi bừng lên một màu mới, người ta háo hức với mùa đi ngắm hoa. Trước đó, những cành cây nhìn từ xa vẫn khẳng khiu, đen đủi xấu xí, nhưng thực ra đã ôm đầy nụ, ngầm chuẩn bị, chỉ cần đợi tới tháng Tư là tưng bừng khoe sắc. Đặc biệt tháng này có hoa Anh Đào, nhưng không hiểu sao tháng Tư không gọi tên hoa này là lại được đặt tên một loài hoa khác, bình dị hơn, kín đáo hơn, hoa Unohana – 卯の花(うのはな). Uzuki – 卯月(うづき) là chữ viết tắt của 卯の花月, âm Hán Việt là MÃO NGUYỆT. Tháng Tư cũng là tháng vô cùng đẹp – tháng của mùa tựu trường, mùa Anh Đào và muôn vàn loài hoa khác thi nhau khoe sắc.
thang5.jpg
Tháng Năm mang tên một loài hoa rực rỡ nhưng bình dị và gần gũi, Hoa Thạch Nam Hồng, là Satsuki 皐月(さつき)- CAO NGUYỆT. Tên gọi Satsuki này cũng bắt nguồn từ nông nghiệp. Tháng Năm là tháng cấy trồng ở Nhật, tiếng Nhật là Sanaetsuki – 早苗月(さなへつき), và được giản lược thành Satsuki. Tháng Năm âm lịch thường là tháng 6, tháng 7 dương lịch – mùa mưa ở Nhật, nên tên gọi này cũng giải thích cho tại sao ngưởi Nhật gọi những ngày nắng đẹp trong mùa mưa là Satsukibare 五月晴れ(さつきばれ), vốn nghĩa là những ngày nắng đẹp trong tháng Năm âm lịch.
Tháng Sáu được gọi là Minaduki 水無月(みなづき)- THỦY VÔ NGUYỆT. Chỉ cần nhìn chữ Hán là biết nghĩa từ này, nên nhiều người cho rằng sỡ dĩ có tên như vậy là do tháng này mùa mưa kết thúc, nên nước không còn nữa. Tuy nhiên, ngược lại có một cách giải thích khác có cơ sở hơn, đó là vụ mùa đã xong, đến lúc phải dẫn thủy nhập điền, tức là Mizuharizuki「水張月(みづはりづき)�� �rồi được giản lược lại thành Minazuki (水月(みなづき). Và tháng Sáu này cùng với tháng Tám hàng năm là 2 tháng không có ngày Quốc lễ của Nhật, dù rằng tháng Tám có lễ Obon, nhưng nó không được vào danh sách những ngày Quốc lễ.
Tháng Bảy, tháng có lễ Tanabata dành cho các em bé gái. Vào những ngày này, các gia đình thường viết những điều mong ước cho con cái của mình vào một mảnh vài nhỏ hình chữ nhật rồi treo ra ngoài cho phơi sương phơi gió ngày đêm. Xuất phát từ phong tục này mà tháng Bẩy được gọi là Fumizuki -文月(ふみづき、ふづき)- VĂN NGUYỆT. Nhưng cũng có nơi cho rằng vì lễ Tanabata này không khởi nguồn từ Nhật. Và từ Fumizuki bắt nguồn từ hiện tượng cây lúa bắt đầu trổ đồng vào tháng 7 (Ine no ho ga fumu tsuki), nên gọi đó là tháng Fumizuki.
稲の穂が含む月であることから「含�� �月」「穂含み月」
Tháng Tám mùa thu, lá rơi vàng trước ngõ… nên được mang tên là Hazuki- 葉月 (DIỆP NGUYỆT), rút ngắn lại của từ Haochizuki – 葉落ち月. Ngoài ra còn có nhiều cách giải thích khác như là tháng lúa trổ bông, là thời điểm chim nhạn bay về…
Tháng Chín, ngày bắt đầu ngắn lại, đêm bắt đầu dài ra, và thế là người ta đặt cho nó cái tên là TRƯỜNG NGUYỆT – Nagatsuki 長月 , viết ngắn của từ DẠ TRƯỜNG NGUYỆT – Yonagatsuki夜長月, tức tháng đêm dài.
Tháng Mười được gọi là Kannazuki, hay Kaminashizuki, và chữ Hán viết phiên âm cho tên gọi này lại mang ý nghĩa là tháng không có vị thần nào ở nhà, hay tháng các vị thần đi vắng hết – 神無月(かんなづき、かみなしづき) (THÀN VÔ NGUYỆT), nên người Nhật cho rằng tháng này bắt nguồn từ truyền thuyết các vị thần trên cả nước đi tới ngôi đền có tên Izumo Taisha để họp, ngôi đền này thuộc tỉnh Shimane ở vùng Chuugoku bây giờ. Do vậy mà tháng này có tên là tháng các vị thần vắng mặt.
Tháng Mười Một, khí trời bắt đầu lạnh, sương rơi xuống nhiều, nên được gọi là Shimotsuki 霜月(しもつき).
Tháng Mười Hai, hay còn có tên là Shiwasu ー師走 (SƯ TẨU). Tên này bắt nguồn từ việc các nhà sư để được thăng cấp phải đi tới khắp nơi trên đất nước trong tháng này. Hay nó còn có ý rằng các nhà sư càng đi lại càng bận rộn hơn. Ngoài ra còn có cách giải thích rằng đây là tháng cuối năm, nghĩa là 1 năm sắp trôi qua trọn vẹn (年が果てる)mà đọc thành Toshihatsu (年果つ), rồi được đọc chệch sang Shiwasu.
Một số câu an ủi động viên trong tiếng Nhật
1. Chúc bạn lên đường bình an: Kiwo tuketene.
2. Không sao đâu, ai cũng có lúc nhầm lẫn: Daijobu desu yo, dareni demo matigai waaru.
3. Chúc bạn may mắn: Go kuuun wo inotte imasu.
4. Chúc bạn thành công: Go seikou wo inote imasu.
5. Chúc bạn mau khỏi: Odaiji ni.
6. Cậu có tâm sự gì đúng không? Naya migaaruno?
7. Mình chẳng hơn gì cậu mấy đâu ^^: Kimi to onaji dayo.
8. Rốt cuộc cậu có chuyện gì vậy? Nandeshoka?
9. Cậu cố gắng lên: Ganbatte kudasai.
10. Không phải lỗi của cậu đâu ^^: Sore wa anata no ayamichi janai yo.
11. Xin chia buồn cùng cậu: Okuyami mooshi agemasu.
12. Cậu hãy an tâm: Go anshin kudasai.
13. Cậu nên nghỉ ngơi hoàn toàn: Ansei ni yasunda hou ga ii desu
14. Cậu sao thế? Doushitano.
15. Cậu thấy thế nào? Doudatta.
– Kawairashii: Dễ thương
Và dưới đây là 1 số câu hát mà tớ nghĩ là nó rất hay ^^
16. Moshimo kurayami ga kimi wo tsutsu demo. Watashi ga kimi no me ni naru: Nếu một lúc nào đó bạn chìm trong bóng tối, tôi xin được làm đôi mắt của bạn (Kakegae no nai uta)
17. Moshimo kanashimi de kotobana kushi temo. Watashi ga uta ni shitte tsuaeru kara: Nếu có lúc nào đó bạn buồn đến mức không nói nên lời, tôi sẽ dùng bài hát này để nói lên những tâm sự của mình. (Kagegae no nai uta).
18. Nakanaide, nado tachidomatte mo. Sono yume wa kobosanaide. Tsumazuite, tsumazui te michi wo miuchinatte mo. Masugu hora aruite yukeba ii: Đừng khóc, bất kể bạn gặp những trở ngại nào. Đừng bao giờ đánh mất ước mơ của mình. Bạn có thể vấp ngã, rồi lại vấp ngã. Nhưng ngay cả khi bạn không còn nhìn thấy đường đi, hãy luôn hướng về phía trước. Chỉ cần tiến lên là mọi chuyện sẽ ổn. (Kakegae no nai uta).
19. Daijibu mou nakanai de, watashi wa kaze, antata wo tsude iru yo: Không sao đâu, anh đừng khóc nữa. Em sẽ là ngọn gió nhẹ nhàng ôm lấy anh. (Sakura anata ni deaete yokatta)
20. Arigatou zutto daisuki. Watashi wa hoshi, anata mimamori tsuzukeru: Cảm ơn anh, em luôn yêu anh. Em sẽ là ngôi sao trên trời kia mãi theo dõi anh.(Sakura anata ni deaete yokatta)
21. Anata ni dea te yokatta. Hontou ni yokatta: Được gặp anh, em thật sự rất hạnh phúc (Sakura anata ni deaete yokatta)