Đi xuất khẩu lao động Đài Loan ai cũng mong muốn chi phí bỏ ra thấp, nhanh xuất cảnh, công việc thu nhập cao để gửi về nhà. Nhưng thực tế và mong muốn không phải lúc nào cũng giống nhau. Nhiều lao động thiếu hiểu biết bị đưa qua các đường dây môi giới vòng vèo nên chi phí đội thêm hàng chục triệu đồng, thông tin thì bị tô vẽ không đúng với thực tế khi làm việc tại Đài Loan.
Cũng có nhiều lao động do nôn nóng đi xuất khẩu lao động nên nhắm mắt đi miễn sao nhanh nhất. Hậu quả là sang đến nơi mọi thứ không hề như mình dự tính hay được thông báo trước đó, nợ nần thì chồng chất cuối cùng phải nhắm mắt đưa chân bỏ trốn ra ngoài làm bất hợp pháp.
Không phải ai đi xuất khẩu lao động Đài Loan cũng bỏ trốn khi đang làm công việc ổn định, thu nhập tốt, cơ hội ký tiếp hợp đồng liên tục kéo dài đến 12 năm như quy chế mới được chính quyền Đài Loan phê chuẩn, nhưng cũng có khá nhiều lao động bỏ trốn ra ngoài.
Số lượng lao động bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp người Việt tại Đài Loan rất lớn và đang là vấn đề nhức nhối mà nước bạn phải tăng cường trấn áp thời gian gần đây. Nhiều người buộc phải bỏ ra ngoài nhưng cũng nhiều người chủ động nhập cảnh nước bạn là lập tức bỏ trốn do đã có đường dây hoặc người nhà chờ sẵn tiếp nhận.
Không phải ai đang lao động hợp pháp cũng muốn trở thành lao động bất hợp pháp, sống trốn chui nhủi và mất hết mọi quyền lợi.
Chị NTV, một lao động đã làm việc nhiều năm tại Đài Bắc – Đài Loan trao đổi: “Rất nhiều người ở trong nước thời gian qua hỏi tôi về tình hình lao động ở Đài Loan để chạy tiền đi sang. Tôi đều khuyên rằng, nếu có thu nhập tàm tạm trong nước thì đừng nên sang Đài Loan lao động, hiện nay bên này không có nhiều việc như quảng cáo của một số công ty môi giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu những lời nói thật lòng này”.
Nhiều công ty xuất khẩu lao động Đài Loan tại VN khi tư vấn đơn hàng cho người lao động cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác, khiến nhiều người lầm tưởng sẽ kiếm được nhiều tiền nên chấp nhận đóng phí môi giới cao, thực tế khi đến đất Đài, thu nhập không như được tư vấn khi đóng tiền và làm thủ tục.
Nếu xí nghiệp tiếp nhận không nhiều việc để được tăng ca, người lao động chỉ có thu nhập trung bình khoảng 20.000 Đài tệ/tháng (14 triệu đồng), trừ tiền ăn uống, sinh hoạt, phí bảo hiểm, y tế, may ra mỗi người chỉ để dành được hơn 10.000 Đài tệ/tháng (7 triệu đồng). Chưa kể các hợp đồng ký từ VN qua môi giới không đúng với nội dung cam kết (chẳng hạn hợp đồng đi làm kỹ thuật hàn xì nhưng sang đến nơi lại bắt đi trồng lúa hoặc thợ xây…) khiến nhiều lao động Việt sau một thời gian ngắn không chịu nổi khó nhọc vì công việc không đúng sở trường, đành bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp với mong muốn kiếm bù lại số tiền môi giới đã mất và các khoản vay từ nhà trước khi đi.
Ngoài ra, do tâm lý của người lao động thường muốn đi nhanh nhất có thể nên không chịu đầu tư học ngoại ngữ, và công ty nào không đáp ứng đòi hỏi trên thì khó giữ người lao động dẫn đến trình độ ngoại ngữ của lao động rất kém . Rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ bất đồng, người lao động không hiểu và làm sai chỉ dẫn, làm hỏng việc nên chủ lao động tức giận, từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ và người lao động.
Nhiều đường dây môi giới lao động dạng mafia tại Đài Loan cũng tìm kiếm và lôi kéo các lao động rơi vào hoàn cảnh này đi ra ngoài làm việc ngoài hợp đồng. Khi không chịu được hoàn cảnh thực tế, lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc hợp pháp, nhiều lao động Việt phải cầu cứu tới các môi giới ở xứ Đài, trong đó có cả môi giới người Việt và người Đài. Từ đây, họ lại bị mất thêm nhiều lần tiền môi giới khác.
Ra ngoài cũng chẳng sung sướng gì
Khi bỏ hợp đồng ra ngoài tìm việc làm, thân phận lúc này là lao động bất hợp pháp, nhiều lao động Việt phải trốn tránh rất khổ sở. Nhiều khi đang làm việc tại thì cảnh sát Đài Loan ( được chỉ điểm hoặc cung cấp thông tin ) ập vào kiểm tra, tìm bắt lao động bất hợp pháp. Các công nhân lao động chui phải vội vã chui xuống hầm hoặc chạy trối chết, nhiều khi chui cả vào hầm cầu, hầm rác, thùng rác, lao cả xuống sông gần đó để trốn.
Chị H T V, một lao động bất hợp pháp quê miền Tây kể lại chị từng phải nấp ở gầm xe tải suốt 3 giờ đồng hồ khi bị cảnh sát lục soát tại công trường nơi chị đang làm việc. Chị may mắn thoát được nhưng bạn chị, một nữ lao động khác trốn trong máy giặt bị phát hiện và bị bắt. Thảm khốc nhất là trường hợp anh N.T.K (38 tuổi, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng), đã bị rơi từ tầng 2 xuống, đầu đập vào cầu thang và tử vong ngay sau đó tại Đài Trung vào ngày 1.1.2017.
Lao động bất hợp pháp bỏ ra ngoài làm việc có thể kiếm được thu nhập cao hơn lao động chính quy do lương lĩnh “tay bo”, không phải trả bất cứ khoản thuế hay tiền theo quy định nào hết và thu nhập là do thỏa thuận giữa chủ thuê và người làm. Nhưng lao động bỏ trốn lại không được hưởng các chế độ bảo hiểm. Khám chữa bệnh, ốm đau, tai nạn đều phải tự bỏ tiền túi ra chi trả. Đó là chưa kể, do không có thân phận hợp pháp, tiền kiếm được không thể gửi vào tài khoản ngân hàng đứng tên người lao động, mà phải gửi nhờ bạn bè. Từ đây lại nảy sinh không ít trường hợp, lao động bất hợp pháp bị người quen lừa lấy mất số tiền lương vất vả kiếm được mà không có cách nào kêu cứu hoặc đòi lại.
Nhiều lao động chui không may đau ốm hoặc bị bệnh nặng cũng không dám đi bệnh viện khám, vì sợ bị phát hiện, sẽ bị tống giam và trục xuất về nước. Vì vậy, nhiều lao động sau khi phát hiện ra bệnh nặng đã không kịp chạy chữa, có người tử vong với chi phí đưa thi thể về nước rất lớn. Anh T.V.H (49 tuổi, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh), sang Đài Trung từ cuối năm 2015. Chưa đầy một năm làm xây dựng tại đảo Kinh Môn, công ty thuê anh lại bị phá sản, anh buộc phải bỏ ra ngoài tìm việc. Ngày 2.2, anh nhập viện tại Đài Trung với nửa người bên trái bị liệt, nghi vấn bị u não. Do số tiền cần mổ não quá lớn, anh H. hiện không có tiền để làm phẫu thuật, đành phải sống lay lắt trong viện, với viện phí nhờ cộng đồng người Việt tại Đài Loan quyên góp.
Khoảng 1 năm gần đây, cảnh sát Đài Loan làm rất quyết liệt xử lý vấn đề lao động bỏ trốn và các xí nghiệp tiếp nhận lao động Việt nam bất hợp pháp nên số lượng lao động chui người Việt đang giảm dần. Một số lao động mới nhập cảnh đã bỏ trốn ra ngoài làm với người quen cũng bỏ trốn bất hợp pháp từ trước, được vài tháng đã bị cảnh sát bắt cả nhóm và ra về tay trắng.
Các mức phạt đối với lao động bất hợp pháp khi quá hạn cư trú cho phép tại Đài Loan:
- Phạt 2.000 Đài tệ nếu ở quá 1 – 10 ngày, 4.000 Đài tệ nếu quá từ 11 – 30 ngày, 6.000 Đài tệ nếu ở quá từ 31 – 60 ngày, 8.000 Đài tệ nếu ở quá từ 61 – 90 ngày, 10.000 Đài tệ nếu ở quá trên 3 tháng.
- Tất cả lao động bất hợp pháp sau khi bị bắt sẽ bị tạm giam và chờ ngày trục xuất về nước, sau này không thể trở lại Đài Loan tiếp tục lao động theo hợp đồng mới.
Cách tốt nhất để người lao động tránh rơi vào tình trạng phải bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp là lựa chọn kỹ càng công ty xuất khẩu lao động Đài Loan uy tín tại Việt Nam, lựa chọn người tư vấn có ” tâm ” để nắm được thông tin đơn hàng xuất khẩu lao động Đài Loan tốt nhất để đăng ký dự tuyển. Tránh sa vào các đường dây môi giới lòng vòng vì các đối tượng này chỉ cần người lao động xuất cảnh nhanh nhất để chóng thu tiền về.
Người lao động nên kiên trì học tiếng cho tốt và kiên trì đợi đơn hàng có làm thêm nhiều và xí nghiệp tử tế để dự tuyển XKLĐ Đài Loan. Việc này có thể kéo dài thời gian xuất cảnh của lao động thêm vài tháng nhưng chắc chắn các bạn không phải trả giá bằng nhiều năm vất vả sau này. Nhiều chủ sử dụng lao động xí nghiệp tử tế còn cho phép Lao động có tiếng tốt được ra ngoài làm việc khi hết giờ quy định hoặc ngày nghỉ khi xí nghiệp ít việc để kiếm thêm thu nhập.
Các bạn lao động cần tìm hiểu hoặc tư vấn thêm về đi xuất khẩu lao động Đài Loan có thể gọi cho chúng tôi theo SDT 098 345 8808 để được giúp đỡ tận tình nhất.
Xem thêm : Thực tập sinh – lao động bỏ trốn ở Nhật Bản sẽ bị xử lý thế nào
Video Cảnh sát Đài Loan bắt áp tải lao động bất hợp pháp Việt Nam