Những lát sushi nhỏ làm từ cá ngừ vây xanh được mua tại các cuộc đấu giá hàng năm ở chợ cá Tsukiji của Nhật Bản có mức giá lên tới 65 USD, tương đương 1,3 triệu đồng.
Sushi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất. Tại cửa hàng bình thường, chúng có giá không dưới 1 USD, nếu làm từ những con cá ngừ đặc biệt, giá của nó có thể lên đến 65 USD.
Đặc biệt, cá ngừ vây xanh là một thành phần chính của món sushi, được gọi là “Kuro maguro” (cá ngừ đen) ở Nhật Bản và được những người sành ăn sushi ưu ái đặt tên là “kim cương đen” vì độ quý hiếm của nó.
Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 (ngày 5/1), tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, giá cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng).
Thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ đến thế. Trên Tri thức trực tuyến thông tin, trước đó, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo.
Tuy nhiên, vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.
Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Chính điều đó đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg.
Những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.
Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Chính điều này đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm.
Được biết, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.
Cũng chính vì nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng vô cùng giá đắt đỏ.
Mỗi năm, thế giới lại đổ dồn sự chú ý về chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) trong phiên đấu giá đầu năm để xem mức giá của những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Gần như, năm nào cũng vậy, kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi có thể được bán tới tiền triệu.
Nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng tăng cao.
Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng). Người mua nó là ông Kiyoshi Kimura, giám đốc chuỗi nhà hàng sushi Zanmai nổi tiếng của Nhật.
Nhiều thập kỷ qua, việc đánh bắt quá mức đã khiến số lượng cá ngừ trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo.
Một số nước phương Tây đã phải kêu gọi lệnh cấm đánh bắt với loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương đang bị đe dọa. Dù tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng các chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.