Xuất khẩu lao động chui theo đường du lịch: Tiền mất, nợ mang

Tình trạng lao động Việt nam đi xuất khẩu lao động chui dưới hình thức du lịch rồi bỏ trốn ngay lập tức diễn ra khá phổ biến những năm gần đây. Mới đây nhất là trường hợp 59 lao động Việt nam đi sang đảo Jeju – Hàn quốc theo hình thức du lịch rồi sau đó bỏ trốn hàng loạt. Đây là vụ việc khách du lịch đến đảo Jeju theo dạng miễn thị thực bỏ trốn với số lượng lớn nhất kể từ khi hòn đảo du lịch này áp dụng cơ chế miễn thị thực cho khách du lịch từ năm 2002.

Một gia đình lao động ở Hà tĩnh bị lừa đi xkld chui

Hiện nay số lượng lao động xuất khẩu bỏ trốn tại Hàn quốc đang là vấn nạn mà các cơ quan chức năng VN và Hàn quốc đang đau đầu xử lý, đặc biệt với số lượng lao động VN lên tới 30% cư trú bất hợp pháp tại Hàn quốc, đạt mức cao nhất trong tất cả các nước có lao động làm việc tại đây. Lao động VN bỏ trốn ở lại do có mức thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, và với sự tiếp tay của các môi giới tại nước sở tại cũng như làm ngơ của giới chủ sử dụng lao động do chi phí nhân công VN khá rẻ. Việc này đã tước đi cơ hội đến làm việc của những người khác có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Hàn quốc. Mặc dù cơ chế tiếp nhận lao động của HQ khá thoáng, cho phép lao động ký hợp đồng tới 5 năm và tiếp nhận lại lao động đã hoàn thành hợp đồng và về nước được quay trở lại HQ làm việc theo hợp đồng mới.

Do HQ đã ngừng tiếp nhận lao động xuất khẩu Việt nam nên con đường duy nhất hiện nay để vào được quốc gia này là đi bất hợp pháp, trong đó có đi qua kênh du lịch, đi qua Nhật bản, hoặc Đài loan rồi bỏ trốn sang Hàn quốc. Được biết mỗi người đi được đến đây phải bỏ ra chi phí từ 15 000 USD và thêm nữa để xin được việc làm tại đây.

Bà Trần Thị Hoa (48 tuổi, trú xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh) vay tiền ngân hàng, cầm cố nhà để con được đưa sang Hàn Quốc bằng đường du lịch rồi trốn ra ngoài làm việc và mắc nợ số tiền lớn, phải cầm cố sổ đỏ. Hai năm nay, bà luôn sống trong tâm trạng buồn bã vì dồn tiền cho hai con trai đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc nhưng bị lừa. Giấc mộng đổi đời bất thành, gia đình phải gánh khoản nợ lớn, chủ nợ và ngân hàng hối thúc ráo riết.

Bà Hoa có 4 người con, trong đó hai con trai chưa có việc làm, muốn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhưng không tìm ra đầu mối. Tình cờ một ngày cuối năm 2014, trong lúc đi chăm chồng ốm tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, bà được một người đàn ông hỏi han về tình hình gia đình. Biết bà có ý định đưa con đi xuất khẩu lao động, người này giới thiệu lên một công ty môi giới đóng ở TP Hà Tĩnh để làm thủ tục đi Hàn Quốc. 

Sau đó bà Hoa cùng con trai cả Nguyễn Ngọc Sang tới gặp một người đàn ông tên Tiến, là Giám đốc của công ty môi giới đóng ở TP Hà Tĩnh. Thỏa thuận xong, bà nhận một bản cam kết về việc “đi du lịch qua Hàn Quốc”, với nội dung là: Công ty có trách nhiệm đưa đi du lịch xuất cảnh sang Hàn Quốc, ở lại lưu trú tại đó trong vòng một tháng từ ngày xuất cảnh.

Đường dây lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc tại Nghệ An bị bắt giữ

Theo bà Hoa, đại diện công ty nói rằng khi xuất cảnh sang Hàn Quốc bằng con đường du lịch thành công, sau một tháng thì con trai bà sẽ bỏ trốn ra ngoài làm. Việc bố trí ăn ở, chỗ làm việc sẽ có một số người Việt ở bên đó lo.

“Họ bảo làm thủ tục xong, hơn một tháng là có thể bay. Tôi về gom góp, vay mượn ngân hàng được hơn 200 triệu để đóng tiền làm thủ tục trọn gói. Tuy nhiên đến ngày hẹn thì con trai không xuất cảnh được, họ cứ trì hoãn ngày này sang ngày khác”, bà Hoa kể.

Từ tháng 6/2014 tới nay, biết bị lừa, bà Hoa đã lên gặp giám đốc công ty đòi lại tiền. Sau nhiều lần bị từ chối và lánh mặt, bà đòi lại được 93 triệu đồng, còn 112 triệu thì chưa được trả. Gọi điện cho giám đốc công ty cũng không được. 

Ngoài bà Hoa ra, hàng chục người dân khác ở xã Thạch Kim (Lộc Hà) cũng “dính bẫy” lừa xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc dưới hình thức du lịch rồi bỏ trốn ra ngoài làm. Anh Nguyễn Anh Vũ (21 tuổi, trú xã Thạch Kim) cho hay, thông qua người môi giới tên Hạnh ở TP Vinh, Nghệ An, anh làm hồ sơ vào tháng 3/2015 với chi phí 12.000 USD, theo thỏa thuận sau 3 tháng sẽ được xuất cảnh. Tuy nhiên sau khi ra Vinh làm thủ tục rồi nộp tiền, tới nay anh vẫn chưa thể “đi du lịch”.

Ông Biện Ngọc Cường, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim xác nhận trên địa bàn có nhiều người dân bị lừa đi xuất khẩu lao động, nguyên nhân bởi tâm lý nhẹ dạ cả tin. Khi có ý định đi nước ngoài làm ăn không qua văn phòng tư vấn của xã, mà tự ý tìm hiểu, nghe những lời nói ngon ngọt của nhà môi giới nên “dính bẫy”.

Cũng theo ông Cường, người lao động nên chọn những thị trường được cấp phép xuất khẩu lao động như Nhật Bản với mức phí trọn gói chỉ từ 130-150 triệu đồng mà mức lương gần tương đương so với thị trường Hàn quốc. Đối với những lao động có tay nghề xây dựng từ độ tuổi 28-47, điều kiện tài chính khó khăn thì có thể đi xuất khẩu lao động Algeria, Dubai, Kuwait. Đây là những thị trường có chi phí rẻ chỉ khoảng 30-50 triệu đồng lại được hỗ trợ ăn ở hoàn toàn, mức thu nhập cũng tương đối cao từ 600-1300usd.

Ông Cường cũng khuyên người lao động nên chọn những công ty xuất khẩu lao động uy tín, được cấp giấy phép đưa người trực tiếp sàng làm việc nước ngoài để tránh trường hợp tiền mất, nợ mang.